Toyota khởi động dự án start-up 'xe bay'

Đánh giá 08/06/2017 09:09

Dự án xe bay ứng dụng vào đại hội thể thao Olympic mùa hè ở Tokyo, Nhật Bản năm 2020 với màn đốt đuốc.


Toyota-Start-up-xebay-2587-1496716823
Tsubasa Nakamura (thứ 3 từ trái sang), người đứng đầu dự án start-up Cartivator, theo dõi mô hình xe bay của một công ty trên sân trường cũ ở trung tâm Nhật Bản vào ngày 3/6.

Start-up được hỗ trợ bởi Toyota, hãng xe lớn nhất Nhật Bản về mẫu xe bay sử dụng tại Olympic. Mẫu xe bay có nhiệm vụ đưa đuốc thắp sáng ngọn lửa thế vận hội.

Dù start-up không chính thức hợp tác với Toyota nhưng hãng xe này khẳng định với tờ USAtoday rằng đang phát triển "các giải pháp trên không" trong giai đoạn đầu của dự án. Các nhân viên của Toyota hỗ trợ start-up "xe bay" trên cơ sở tự nguyện.

Hãng xe Nhật Bản đặt tham vọng rất lớn về mẫu "xe bay" và hứa sẽ phát triển trong giai đoạn sớm nhất nhưng lại chưa quyết định về quá trình thương mại hóa.

Tuy nhiên, sự tham gia của nhà sản xuất xe hơi lớn thứ hai trên thế giới phản ánh một bước tiến quan trọng đưa xe bay vào cuộc tranh luận xoay quanh liệu có thực tế hay không.

"Trong Toyota, chúng tôi đang nghiên cứu và phát triển các phương thức vận tải, bao gồm cả các giải pháp trên không" đại diện hãng xe Nhật cho biết thêm.

Chắc chắn, kế hoạch start-up gọi là Cartivator Resource Management bắt đầu thực hiện hôm thứ 7 ngày 3/6.

"Xe bay" sử dụng khung nhôm với 8 cánh quạt và cảm biến để bay. Dưới đáy khung được đệm bằng những quả bóng rổ, xe đã bay được vài giây trước khi rơi xuống đất và bị hư hỏng.

Những nỗ lực tiếp tục bay bị bỏ dở, quãng thời gian bay ngắn ngủi đó đưa anh em nhà Wright đi vào lịch sử. Toyota quyết định tài trợ 400.000 USD và định hướng mẫu xe bay có người lái đầu tiên sẽ thực hiện vào năm 2019.

Phụ trách dự án Tsubasa Nakamura chia sẻ trên blog Cartivator rằng, nguyên mẫu sẽ thiết kế lại vào tháng 11 tới. "Tôi thực sự đánh giá cao Toyota, các công ty hay cá nhân khác ủng hộ chúng tôi cho đến nay", ông nói.

Sự hình thành của Start-up Cartivator đặt công ty vào cuộc cạnh tranh trực tiếp với nhiều dự án xe hơi cao cấp khác như đồng sáng lập Google Larry Page hay Uber.

Start-up xe bay nhận được đơn hàng từ công ty PAL-V trụ sở tại Hà Lan và AeroMobil ở Slovakia, họ chấp nhận đơn đặt hàng cho những chiếc xe bay đòi hỏi đường bằng và giấy phép cho phi công. Trong khi đó, hãng hàng không Lilium của Đức kết hợp với Terrafugia nghiên cứu và phát triển mô hình hạ cánh theo chiều dọc.

Elon Musk, CEO của Tesla đặt dấu hỏi về dự án ôtô bay. Trong một cuộc phỏng vấn tại TED Talks, ông mơ thuộc địa hóa sao Hỏa và thích bay trên những thiết bị không thể thực hiện được.

"Những chiếc ôtô bay có thách thức không nhỏ, ồn ào, cản gió lớn". Mush nói: "sẽ ra sao nếu trên đầu bạn có rất nhiều ôtô bay, chúng ở khắp mọi nơi."

Theo khảo sát của Michael Sivak và Brandon Schoettle thuộc Viện nghiên cứu Giao thông Vận tải của Đại học Michigan, 83% người tiêu dùng lo lắng và quan tâm đến vấn đề an toàn của xe bay.

Count Uber, một trong những công ty đang sử dụng ôtô bay phản hồi. Mặc dù có những rào cản về pháp lý trong việc phát triển ôtô tự hành của Uber, nhưng tại triển lãm thương mại ở Dubai năm 2020, hãng sẽ trình làng mẫu ôtô có thể hạ và cất cánh.

"Hàng không đô thị" sẽ là bước tiếp theo, giám đốc sản phẩm, ông Jeff Holden phát biểu trong tháng 4 vừa qua.

Ý kiến của bạn

Bình luận