Nghị định 116 được công bố vào tháng 10 yêu cầu việc kiểm tra an toàn và khí thải phải được thực hiện đối với từng lô xe ô tô được nhập khẩu. Trước đó, chỉ những lô nhập khẩu đầu tiên của mỗi dòng xe mới mới phải tiến hành kiểm tra. |
Theo thông tin từ tờ Nikkei, ngày hôm qua tập đoàn Toyota và Honda của Nhật Bản tuyên bố rằng họ bắt đầu ngừng mọi hoạt động xuất khẩu tới Việt Nam bắt đầu từ đầu năm nay theo sau quy định yêu cầu kiểm tra nghiêm ngặt những dòng xe ô tô được nhập khẩu của nhà chức trách Việt Nam.
Đáng nói là quy định mới bắt đầu có hiệu lực khi ngay khi Việt Nam đạt được thỏa thuận loại bỏ thuế nhập khẩu với các loại xe ô tô sản xuất trong khu vực Đông Nam Á từ mức 30% như trước đây kể từ ngày 1/1/2018.
Trong tuyên bố vào ngày thứ 3, Toyota nói rằng họ sẽ tạm ngưng tất cả hoạt động sản xuất để xuất khẩu tới thị trường Việt Nam. Hiện hãng xe Nhật Bản có sản xuất xe ô tô tại Việt Nam nhưng chỉ để xuất khẩu tới Thái Lan, Indonesia và Nhật Bản chiếm 1/5 số lượng xe họ bán trên thị trường tương đương 1.000 chiếc mỗi tháng. Những dòng xe thường được nhập khẩu vào thị trường Việt Nam bao gồm xe tải Hilux, Yaris, các dòng xe thể thao như Fortuner và xe hạng sang Lexus.
"Thị trường Việt Nam đã chứng kiến sự sụt giảm rõ rệt vào năm ngoái do người tiêu dùng có tâm lý chờ đến khi thuế nhập khẩu bắt đầu bị loại bỏ", Chủ tịch Toyota Motor Thái Lan Michinobu Sugata nói. Hơn nữa, doanh số bán ô tô tại Việt Nam trong giai đoạn giữa tháng 1 và tháng 11 năm ngoái đã giảm 10% xuống còn 245.000 chiếc.
Phòng thương mại và công nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam nói rằng một bài kiểm tra khí khải có thể phải mất 2 tháng và tiêu tốn 10.000 USD. "Điều đó gây ra sự lãng phí to lớn về cả thời gian và tiền bạc".
Nghị định 116 cũng yêu cầu tất cả các mẫu xe phải có chứng chỉ VTA. Đây là chứng nhận cho thấy các dòng xe đáp ứng được các tiêu chuẩn của đất nước mà chúng sẽ được bán.
Một số nhà sản xuất ô tô khác cũng có những động thái tương tự. Honda Motor chuyển sản xuất CR-V – dòng xe SUV chủ đạo của mình từ thị trường Việt Nam sang Thái Lan vào tháng 1. Trước đó, linh kiện được nhập từ Thái Lan được lắp ráp và hoàn thiện tại Việt Nam. Thời điểm đó, Honda cho rằng họ có thể dùng lợi thế mức thuế nhập bằng 0 để củng cố tất cả hoạt động sản xuất các dòng SUV tại Thái Lan nhằm tiết kiệm chi phí.
Hiện tại, kế hoạch này đang gặp trở ngại lớn. Hoạt động sản xuất những dòng xe được nhắm tới cho thị trường Việt Nam đã bị tạm ngừng.
Honda đang kỳ vọng nhập khẩu 10.000 chiếc CRV trong năm 2018 – tăng 70% so với sản lượng sản xuất tại Việt Nam trong năm ngoái, đặc biệt là với dòng CRV mới ra mắt. "Dòng CRV mới rất được ưa thích và chúng tôi đã nhận 200 đơn đặt hàng. Tuy nhiên, những chiếc xe này sẽ không được nhập khẩu cho tới sớm nhất là tháng 4", một chủ đại lý xe ô tô ở Hà Nội cho biết.
Ông chủ này bắt đầu trưng bày mẫu CRV mới nhất trong showroom của mình vào thứ 3 nhưng đây là một trong những chiếc trong đợt nhập khẩu đầu tiên từ Thái Lan vào tháng 12 trước khi nghị định kể trên được áp dụng. Honda phải trả thuế suất 30%.
Mitsubishi Motor cũng phải ngưng hoạt động sản xuất dòng SUV Pajero cho thị trường Việt Nam tại Thái Lan. Ford Thái Lan – đơn vị cũng xuất khẩu xe hơi tới Việt Nam nói rằng: "Chúng tôi tiếp tục bày tỏ lo ngại về ảnh hưởng mà nghị định về kiểm tra khí thải an toàn đối với các dòng xe nhập khẩu mà chính phủ Việt Nam công bố".
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.