Trước đó, tại Đại hội Đảng bộ TP HCM, lãnh đạo TP đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng khiến nguy cơ ngập úng tại TP HCM sẽ ngày càng tăng. Từ năm 2013, đỉnh triều cường tại Phú An đã đạt mức lịch sử 1,68 m, từ năm 2011 đến 2015 đã xuất hiện 79 lần đỉnh triều cao trên 1,5 m, trong khi 63,5% diện tích Thành phố có cao độ dưới 1,5 m nên tần suất ngập úng do triều cường tăng nhanh.
Đặc biệt, cơn mưa ngày 15/9 kéo dài từ 15h30 đến khuya khiến 72 tuyến đường trên toàn TP ngập nặng. Tại Kỳ họp lần thứ 20 của HĐND TP HCM, lãnh đạo TP đáng giá tình trạng ngập úng ngày càng tăng và là mục tiêu trọng tâm được đầu tư giải quyết trong thời gian tới.
Để triển khai nhanh các dự án chống ngập, UBND TP vừa phê duyệt dự án "Giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu" (giại đoạn 1) theo hình thức đối tác công tư (hợp đồng BT) và giao cho tập đoàn Trung Nam làm nhà đầu tư của dự án. Trong ảnh: Phối cảnh cống kiểm soát triều trên sông Sài Gòn, đoạn gần cầu Phú Mỹ.
Dự án sẽ xây dựng 6 cống kiểm soát triều: Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô, Phú Định. Xây dựng 3 trạm bơm tại cống Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Định. Xây dựng khoảng 7,8 km đê bao ven sông Sài Gòn từ Vàm Thuật đến Sông Kinh, 25 cống nhỏ dưới đê từ Vàm Thuật đến Mương Chuối. Xây dựng Nhà quản lý trung tâm cho toàn dự án.
Tổng vốn đầu tư dự án gần 10.000 tỷ đồng, được thực hiện trên địa bàn các quận 1,4,7,8 và huyện Nhà Bè, Bình Chánh. Dự kiến chương trình sẽ khởi công vào cuối tháng 12/2015 và hoàn thành sau 3 năm thi công.
Công trình giúp chủ động điều tiết hạ thấp mực nước trong các kênh rạch nhằm cải thiện khả năng tiêu thoát nước của các dự án thoát nước đô thị, góp phần cải tạo cảnh quan và môi trường nước trong khu vực dự án. Các cống được thiết kế rộng 40 - 160 m, cao trình đáy 3,5 - 10 m. Các loại tàu, thuyền có thể giao thông khi cửa mở hoàn toàn.
Sau khi công trình hoàn thành sẽ giải quyết được nỗi ám ảnh của người dân về tình trạng ngập do triều dâng, giúp chủ động đối phó với biến đổi khí hậu cho vùng lõi với diện tích 570 km2 , khoảng 6,5 triệu dân thuộc khu vực bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm TP HCM.
Trước đó, tại Đại hội Đảng bộ TP HCM, lãnh đạo TP đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng khiến nguy cơ ngập úng tại TP HCM sẽ ngày càng tăng. Từ năm 2013, đỉnh triều cường tại Phú An đã đạt mức lịch sử 1,68 m, từ năm 2011 đến 2015 đã xuất hiện 79 lần đỉnh triều cao trên 1,5 m, trong khi 63,5% diện tích Thành phố có cao độ dưới 1,5 m nên tần suất ngập úng do triều cường tăng nhanh. |
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.