Các dự án chống ngập và cải thiện môi trường nước tại Tp.HCM chủ yếu sử dụng nguồn vốn vay ODA |
Theo đó, đối với các dự án đang triển khai, các chủ dự án cần phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về vốn ODA cấp phát từ ngân sách Trung ương giai đoạn 2016 – 2020 và năm 2018; đồng thời phối hợp với các nhà tài trợ thường xuyên đánh giá tình hình thực hiện, tăng cường công tác kiểm tra thực địa, giám sát để xác định, xử lý kịp thời các vướng mắc phát sinh, thúc đẩy tiến độ thực hiện và nâng cao tỷ lệ giải ngân của các dự án; đánh giá khả năng giải ngân của từng dự án để kịp thời đề nghị cấp có thẩm quyền triển khai các thủ tục điều chuyển vốn nước ngoài cấp phát từ ngân sách Trung ương từ các dự án giải ngân thấp sang dự án có khả năng giải ngân cao hơn, trong đó ưu tiên bố trí đủ vốn cho các dự án kết thúc Hiệp định trong năm kế hoạch.
Đối với các dự án mới, các chủ dự án cần hoàn thiện các thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng dự án trước khi ký kết Hiệp định; đồng thời phối hợp với các nhà tài trợ và các sở-ngành liên quan lựa chọn theo lĩnh vực, dự án phù hợp với nguyên tắc bảo đảm hiệu quả dự án và lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực mà khu vực tư nhân chưa có khả năng, động lực, công nghệ để đầu tư, cân nhắc mức ưu đãi của nguồn vốn nước ngoài.
UBND TP cũng yêu cầu khi lập đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài, các chủ dự án cần đề xuất cơ chế tài chính trong nước, phương án cân đối nguồn trả nợ trước khi trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
* Ngoài ra, UBND TP cũng chỉ đạo các cơ quan chức năng đánh giá tình hình thực hiện thu ngân sách nhà nước năm 2018 và lập dự toán năm 2019; xây dựng kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước giai đoạn 2019 – 2021; đồng thời lập kế hoạch vay, sử dụng và trả nợ vốn ODA, vốn vay ưu đãi năm 2019 và kế hoạch giai đoạn 2019 – 2021.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.