TQ có tránh được 'thập kỷ mất mát' vì chiến tranh thương mại như Nhật?

Tác giả: zing

saosaosaosaosao
Bạn đọc 21/03/2019 14:37

Nhiều nhà kinh tế học Trung Quốc muốn nước này học hỏi kinh nghiệm từ Nhật Bản trong cuộc chiến thương mại,

 

plaza_AP
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ James Baker trả lời các phóng viên tại khách sạn Plaza, New York, vào tháng 9/1985, trong buổi họp báo về hiệp định Plaza. Ảnh: AP.

Trong khi chính quyền Bắc Kinh đang đàm phán thỏa thuận chấm dứt chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, một nhóm các nhà kinh tế học nổi tiếng của Trung Quốc đã tham gia thảo luận với các đối tác Nhật Bản hôm 19/3 để trả lời câu hỏi: liệu Trung Quốc có thể tránh được "những thập kỷ mất mát" như trong quá khứ hay không.

Nhật Bản từng có tranh chấp thương mại dai dẳng với Mỹ vào những năm 1980, kéo theo một loạt các thỏa thuận tiền tệ và tiếp cận thị trường được cho gây nên tình trạng kinh tế trì trệ nhiều thập kỷ sau đó, theo South China Morning Post.

Nhiều người Trung Quốc lo ngại nếu Mỹ và nước này ký kết một thỏa thuận thương mại không hiệu quả, kịch bản tương tự có thể xảy ra bởi tỷ giá hối đoái và khả năng tiếp cận thị trường cũng là hai trong số các tiêu chí đàm phán của Washington.

"Vết xe đổ" của Nhật Bản

plaza_AFP
Mỹ và Trung Quốc đang trong quá trình đàm phán để ký kết thỏa thuận chấm dứt cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nước. Ảnh: AFP.

 Cụ thể, Mỹ yêu cầu Trung Quốc hạn chế phá giá đồng nhân dân tệ trong khi tương tự, theo Hiệp định Plaza, Nhật Bản, Pháp, Đức, Anh và Mỹ đã đồng ý đẩy giá trị đồng USD xuống so với đồng yen Nhật và đồng mark Đức.

Tại hội nghị chuyên đề tổ chức hôm 19/3 ở Bắc Kinh, Hua Sheng, nhà kinh tế học Trung Quốc, trưởng khoa danh dự của trường kinh tế tại Đại học Đông Nam ở Nam Kinh, cho biết ông rất muốn lắng nghe các chuyên gia Nhật Bản nói về việc hiệp định Plaza đã thay đổi nền kinh tế Nhật Bản như thế nào.

"Đây là lời cảnh báo to lớn đối với người dân Trung Quốc. Nhật Bản là láng giềng của Trung Quốc, và con đường Nhật Bản từng đi có giá trị tham khảo quan trọng đối với chúng tôi", ông Hua nói.

Thông qua Hiệp định Plaza, 5 quốc gia bắt đầu bán một lượng lớn USD, dẫn đến giá trị đồng USD sụt giảm nghiêm trọng, đồng thời khiến đồng yen Nhật tăng gấp đôi giá trị so với đồng USD trong vòng chưa đầy 2,5 năm. Kết quả là hàng hóa xuất khẩu Nhật Bản trở nên đắt đỏ hơn và khó cạnh tranh, gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nước này trong những năm 1980.

Khi Bắc Kinh và Washington bước vào giai đoạn cuối cùng của quá trình đàm phán thỏa thuận chấm dứt chiến tranh thương mại, nhiều người Trung Quốc dần nhận thấy rõ sự tương đồng với Nhật Bản.

Các học giả Trung Quốc cho rằng hiệp định Plaza đã tạo nên bong bóng tài sản trong những năm tiếp theo, dẫn tới hàng thập kỷ kinh tế trì trệ và bóp nát cơ hội đuổi kịp nền kinh tế Mỹ của Nhật Bản. Trên thực tế, cựu thứ trưởng tài chính Nhật Bản, Masahiro Kawai, phát biểu vào tháng 2 vừa qua và cho biết ông thường xuyên liên lạc với các quan chức và nhà kinh tế Trung Quốc về chủ đề này.

Trong khi thông tin chi tiết về thỏa thuận Mỹ - Trung chưa được tiết lộ, nhiều suy đoán đang xuất hiện đầy rẫy ở Trung Quốc, cho rằng Mỹ đang thúc đẩy một hiệp định Plaza mới, dù giới quan chức phần nào phủ nhận điều này. 

Taoran Notes, cơ quan truyền thông xã hội do Bắc Kinh kiểm soát, nói rằng thỏa thuận giữa Bắc Kinh và Washington khó có thể cho phép Mỹ "gây áp lực với Trung Quốc vì tăng giá đồng nhân dân tệ".

Bài học cho Trung Quốc

plaza_xinhua
Jia Kang, cựu giám đốc của viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Tài chính Trung Quốc, cho rằng cuộc chiến thương mại có thể là tín hiệu tích cực đối với nước này. Ảnh: Xinhua. 


Tại hội thảo, Xu Xiaonia, giáo sư kinh tế tại Trường Kinh doanh Quốc tế Trung Quốc - Châu Âu, cho rằng tranh chấp thương mại Mỹ - Trung có bối cảnh địa chính trị và tư tưởng rộng hơn so với tranh chấp Nhật - Mỹ bởi lần này, Washington "đang nhìn thấy một thách thức đối với sự lãnh đạo toàn cầu" của mình. 

"Điều quan trọng là Trung Quốc đạt được thỏa thuận với Mỹ thông qua đàm phán. Nó có thể gửi đi thông điệp rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục chính sách mở cửa và cho mọi người thấy rằng tranh chấp thương mại có thể được giải quyết bằng cách thỏa hiệp, và do đó có thể làm giảm mối lo ngại ở Mỹ về sự trỗi dậy của Trung Quốc", ông Xu nói.

Giáo sư Xu cho rằng bài học thực sự mà Trung Quốc phải học từ Nhật Bản là về cải cách trong nước, cụ thể là tự do hóa nền kinh tế để mang lại cho doanh nghiệp nhiều lựa chọn hơn. 

Jia Kang, cựu nghiên cứu viên của Bộ Tài chính Trung Quốc, đồng thời là chủ tịch của Học viện Kinh tế Mới về cung ứng của Trung Quốc, phát biểu tại sự kiện rằng việc Mỹ yêu cầu tiếp cận thị trường và cải cách cấu trúc nền kinh tế có thể thúc đẩy Trung Quốc có những thay đổi tích cực ở trong nước.

"Tranh chấp thương mại leo thang (với Mỹ) đang buộc Trung Quốc mở rộng thị trường và có lập trường mới. Một tin xấu cũng có thể biến thành một tin tốt", ông Jia nói. 

Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà kinh tế đều nhìn thấy mối nguy hiểm tiềm tàng đối với nền kinh tế Trung Quốc như trong quá khứ của Nhật Bản.

Chi Hung Kwan, nghiên cứu viên cấp cao tại Học viện Thị trường Vốn Nomura, cho rằng thật sai lầm khi xem hiệp định Plaza là nguyên nhân dẫn tới kinh tế trì trệ trong nhiều thập kỷ ở Nhật Bản. Thay vào đó, ông đổ lỗi cho Tokyo vì đã không nhanh nhạy khi đồng yen tăng giá và tạo ra bong bóng trên thị trường chứng khoán.

"Bài học cho Trung Quốc là tỷ giá hối đoái ổn định không đảm bảo nền kinh tế ổn định. Đôi khi bạn phải để tỷ giá hối đoái biến động", ông Kwan nói. 

Ý kiến của bạn

Bình luận