Ông Lê Bộ Lĩnh, đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang cho rằng: “Nói đến hóa giao thông là nói đến một chiều sâu và nó có cái nhìn tổng hợp. Vì văn hóa giao thông phải gắn với văn hóa khác, như văn hóa lối sống, mà cái đó nó còn phụ thuộc vào nhận thức cũng như sự chế định xã hội, giúp cho con người ta biết hành xử thế nào hợp lý. Vì vậy, việc giáo dục tuyên truyền về văn hóa giao thông là rất quan trọng”.
Ông Lê Bộ Lĩnh dẫn chứng, như nhiều nước trên thế giới, cũng như trong luật pháp, người ta phải giáo dục con người để mọi người tự thấy quý trọng cuộc sống của mình. Khi mỗi một người biết quý trọng mạng sống của mình thì tự người ta sẽ có một ý thức về sự an toàn, đó là vấn đề quan trọng và kèm theo nó là ý thức tuân thủ pháp luật. Và tuân thủ pháp luật, là không phải chờ đến cơ quan giám sát pháp luật nhắc nhở, thì người ta mới thực hiện, vì cơ quan chức năng cũng không đủ lực lượng để lúc nào cũng nhắc nhở mọi người.
Điển hình, ngay cả ở các thành phố ở các nước như Lào chẳng hạn, có một trình độ còn thấp hơn Thành phố Hà Nội, khi có đèn đỏ thì không thấy CSGT, người tham gia giao thông đang đi đường đều dừng lại, hay họ đang lưu thông từ đường nhánh ra đường lớn bao giờ người ta cũng giảm tốc độ, quan sát hai bên đường và nhập vào đường lớn sao cho đảm bảo an toàn.
Tuy nhiên, ở chúng ta vẫn còn hiện tường, người tham gia giao thông tới đèn xanh đỏ, nhìn xung quanh không thấy lực lượng chức năng sẽ tăng ga, cố vọt qua. Tuy nhiên, số trường hợp này không nhiều, nhưng chính là nguyên nhân dẫn đến ách tắc và TNGT.
Cụ thể, có một lần tôi đi ở khu Khương Trung (Hà Nội), đường tắc nghẽn, chỉ có 1,2 CSGT giơ tay lên hướng dẫn: “Tất cả mọi người không được ai rẽ ngang, và cứ chiều đường bên nào đi theo chiều đường của bên ấy, một lúc sau dòng giao thông chuyển động tuy chậm như vẫn thông”. Trong khi đó, nếu chúng ta không ý thức về việc đó, thấy tắc quay lại, quay sang tuyến đường bên kia, tức là bằng mọi cách nghĩ đến việc mình làm thế nào để thóat khỏi chỗ đó, chính vì một vài người như thế dẫn đến ùn tắc giao thông.
“Vừa qua, tại Hà Nội tình hình trật tự ATGT đã được cải thiện một cách rõ nét như: Lực lượng CSGT đã xây dựng hình ảnh đẹp gần gũi thân thiện, CSGT tổ chức phân luồng giao thông giờ cao điểm; hệ thống cầu vượt được đưa vào khai thác tại các điểm giao thông thường xảy ra tắc nghẽn; đặc biệt là tăng cường lực lượng tổ công tác đặc biệt 141 của Công an TP. Hà Nội tập trung xử lý vào đối tượng vi phạm luật GTĐB một cách ngang nhiên, đã tạo người tham gia giao thông yên tâm mỗi khi lưu thông trên đường. Điều đó cho thấy sự chỉ đạo phối hợp khá tốt giữa ngành GTVT, CSGT và chính quyền TP. Hà Nội giúp cải thiện tình hình trật tự ATGT trên địa bàn”, đại biểu quốc hội Lê Bộ Lĩnh khẳng định.
Cùng chung nhận định, đại biểu quốc hội Ngô Đức Mạnh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Quốc hội nói: “Trong thời gian gần đây tình hình trật tự ATGT trên địa bàn Thủ đô Hà Nội đã được cải thiện một cách rõ rệt. Hà Nội đã có những giải pháp đột phá như xây dựng cầu vượt. Tuy trong thời gian ngắn, các cơ quan chức năng, cũng như chính quyền Hà Nội đã rất cố gắng đưa tuyến đường đó sớm vào hoạt động góp phần chống ùn tắc và kéo giảm TNGT trên địa bàn.
Dường như người dân có ý thức chấp hành tốt hơn về việc tham gia giao thông trên đường, đó cũng là yếu tố hết sức cơ bản để đảm bảo trật tự ATGT. Bên cạnh đó, Hà Nội đưa đưa ra những phong trào tốt, CSGT mỗi ngày làm một việc tốt, đã có nhiều hình ảnh đẹp về CSGT như: Quét đường, tìm trẻ lạc, rồi đưa các cụ già qua đường… Tuy nhiên, bên cạnh đó, hạ tầng giao thông vẫn chưa đồng bộ, vì vậy, ngành chức năng của Hà Nội cần sớm làm rất nhiều việc cho hạ tầng giao thông để ngày một gọn gàng và ngăn nắp hơn.
Ý thức người dân, được thể hiện qua việc nhiều người dân đến xếp hàng để chờ đến lượt viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thì tôi tin rằng trong mỗi người dân Việt Nam, nhất là người dân Hà Nội đều có ý thức và đều có thể tham gia một cách trật tự, gọn gàng, ngăn nắp.
Nhưng tại sao chúng ta không làm được việc này, bởi vì tôi nghĩ rằng cũng chính là do chúng ta, nhiều người không ý thức được chỉ cần ùn tắc một tý là phi xe ngay lên vỉa hè, điều đó không thể chấp nhận được. Điều đó không những xấu ở trong mắt chúng ta, mà còn mang lại hình ảnh không đẹp trong mắt người nước ngoài, tới Việt Nam.
Tuy nhiên, hàng loạt các giải pháp của Hà Nội triển khai trong công tác đảm bảo trật tự ATGT trên địa bàn, thì việc Hà Nội tăng cường các chốt nữ CSGT hướng dẫn phân luồng vào giờ cao điểm là rất cần thiết và thân thiện, gần gũi hơn đối với người tham gia giao thông và được nhiều người khách quốc tế đánh giá cao.
Chia sẻ về vấn đề trật tự ATGT cũng như xây dựng văn hóa giao thông, đại biểu Quốc hội Trần Ngọc Vinh cho biết, vừa qua, Hà Nội đã dùng một số biện pháp đảm bảo giao thông như bắc thêm một số cầu đường, đường chui ngầm, CSGT chỉ đường hướng dẫn tại các điểm nút ùn tắc giao thông trong các giờ cao điểm. Đồng thời, Hà Nội còn đưa CSGT nữ vào hoạt động, tham gia hướng dẫn phân luồng giờ cao điểm tạo hình ảnh đẹp và đã giảm ùn tắc giao thông trong thời điểm nhất định.
Tuy nhiên, để giảm ùn tắc giao thông và giảm TNGT trên địa bàn thì quan trọng nhất là người đứng đầu phải tuân huyết, chỉ ra các giải pháp mới tìm ra được, nên vai trò của người đứng đầu rất quan trọng trong việc chỉ đạo điều hành.
Bảo Anh
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.