Trung Quốc có lợi thế lớn
Đường sắt cao tốc đã trở thành con át chủ bài của ngành chế tạo kỹ thuật cao và là vũ khí chủ lực trong chiến lược “một vành đai, một con đường” của Trung Quốc. Mới đây, Ủy ban Quản lý Giám sát Tài sản Nhà nước Trung Quốc đã sáp nhập Tập đoàn Xe lửa miền Bắc và Tập đoàn Xe lửa miền Nam, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của đường sắt cao tốc nước này trên trường quốc tế. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cũng đích thân “chào hàng” đường sắt cao tốc của Trung Quốc mỗi khi có dịp đến Thái Lan và Hàn Quốc.
Một khi chiến lược “một vành đai, một con đường” thành công, đường sắt cao tốc sẽ giúp Trung Quốc kết nối các quốc gia trong vành đai này. Khi đó, đường sắt cao tốc Trung Quốc có thể vươn tới châu Âu về phía Tây, tới Singapore về phía Nam và tới Trung Đông và Nam Á về phía Tây Nam. Vành đai kinh tế Đại Trung Hoa sẽ thâu tóm toàn bộ các khu vực trên, còn Nhật Bản sẽ bị hoàn toàn bị “ra rìa”.
Liệu Nhật Bản có chịu thua?
Với những ưu điểm như có số km vận hành đứng đầu thế giới, giá thành chế tạo thấp, phương pháp đấu thầu linh hoạt, đường sắt cao tốc của Trung Quốc đang ngày càng tỏ ra là một đối thủ đáng gờm với Nhật Bản. Tuy nhiên, đường sắt cao tốc của Nhật Bản lại có ưu thế về lịch sử vận hành lâu dài, đảm bảo tốt các tiêu chuẩn quốc tế liên quan.
Tại Nhật Bản, nội các của Thủ tướng Shinzo Abe cũng coi việc xuất khẩu đường sắt cao tốc cùng các thiết bị liên quan là một trụ cột quan trọng trong chiến lược tăng trưởng kinh tế. Bốn công ty đường sắt cao tốc lớn của Nhật Bản đã thành lập Hiệp hội Đường sắt Cao tốc Quốc tế nhằm thúc đẩy xuất khẩu công nghệ và thiết bị đường sắt cao tốc của Nhật Bản. Ông Abe cũng không quên giới thiệu đường sắt cao tốc của Nhật Bản và bày tỏ mong muốn sẵn sàng hỗ trợ tài chính cần thiết, mỗi khi có dịp công du nước ngoài.
Để phát huy truyền thống an toàn của mình bằng cách tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ và công tác khắc phục sự cố. Mới đây Công ty Đường sắt Đông Nhật đã tiến hành kiểm tra chất lượng các cột cáp điện tại 50.000 vị trí chạy dọc 5.500 km đường tàu. Công tác này diễn ra sau khi có hai cột cáp bị đổ trên tuyến đường ray nối liền ga Akihabara và ga Kanda vào ngày 12/4, gây bất tiện cho hơn 400.000 hành khách trong khoảng 9 tiếng. Công tác kiểm tra bắt đầu từ ngày hôm qua và dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối tháng 4.
Phương Vũ (Theo HQ online, Japantoday)
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.