Nổi tiếng với lượng nhà máy, khu công nghiệp cũng như dân số lớn hàng đầu thế giới nên Trung Quốc có lẽ là một trong những quốc gia sở hữu bầu không khí ô nhiễm nhất thế giới. Ô nhiễm không khí đã kéo theo các vấn đề về sức khỏe mà trong đó, các nhà khoa học ước tính có khoảng 1,6 triệu con người mỗi năm, tương đương với khoảng 4.000 người mỗi ngày.
Trung Quốc đã phát "báo động đỏ" vì ô nhiễm ngày hôm qua 8/12. Chính quyền cảnh báo thủ đô sẽ chìm trong sương mù nghiêm trọng từ ngày 8 đến 10/12. Theo Tân Hoa xã, cảnh báo đỏ là mức cao nhất trong thang cảnh báo ô nhiễm không khí và khói bụi gồm 4 bậc. Đây là lần đầu tiên Bắc Kinh phát cảnh báo đỏ về ô nhiễm
Ở Bắc Kinh, bầu không khí ô nhiễm thường khiến cả thành phố bị bao phủ trong màn sương mờ ảo. Nhìn từ camera vệ tinh, lớp sương mù đã bị chuyển sang màu pha giữa ghi vàng do mức độ ô nhiễm nặng.
Lớp sương mù đã bị chuyển sang màu pha giữa ghi vàng do mức độ ô nhiễm nặng. |
Do lượng dân số tăng đột biến từ những năm 1950 nên quốc gia này đã phải đối mặt với vấn nạn ô nhiễm môi trường trong nhiều thập kỷ liên tiếp. Tại một số nơi, mức độ ô nhiễm có tác hại tới sức khỏe của con người tương đương với hút 40 điếu thuốc một ngày. Lượng bụi ô nhiễm PM 2.5 thải ra từ các nhà máy than ở Trung Quốc kết hợp với khói ô tô chính là nguyên nhân dẫn tới màn sương mù như hiện nay. Được biết, PM 2.5 là một dạng hạt thường có trong muội than, khói và bụi. Nó có kích thước rất nhỏ nên rất dễ chui vào phổi của con người từ đó dẫn tới các bệnh mãn tính về phổi.
Để khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí, chính phủ đã phải đóng các tuyến đường cao tốc lại để hạn chế lượng khói thải ra từ phương tiện giao thông. Tuy nhiên, chính sách này lại khiến khách du lịch rơi vào tình trạng bị mắc kẹt.
Đầu năm 2015, Trung Quốc đã thanh lọc không khí để chuẩn bị cho lễ diễu binh quân sự bằng cách bắt các nhà máy phải đóng cửa tạm thời.
Ngày 30/11 vừa qua, mức độ ô nhiễm không khí được đo tại Trung Quốc cao gấp 22 lần so với báo cáo trước đó. Một vài khu vực chạm mức 900 microgram/ m3 PM 2.5, tức là vượt rất nhiều với mức độ 25 microgram/ m3 cho phép của WHO.
Tình trạng ô nhiễm không khí đã buộc sinh viên phải ở trong lớp học cả ngày.
Trước vấn nạn này, Trung Quốc đã phải khẩn trương mở chiến dịch chống ô nhiễm môi trường vào năm ngoái với chỉ tiêu giảm chỉ số PM 2.5 xuống.
Theo tờ Trung Hoa Nhật báo, mặc dù chỉ số PM 2.5 tại nước này đã giảm 11% so với năm ngoái nhưng cuộc chiến với nạn ô nhiễm môi trường vẫn còn là một chặng đường dài phía trước.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.