Trung Quốc buộc hãng ô tô nước ngoài chuyển giao công nghệ bằng cách nào?

Tác giả: Cafebiz

saosaosaosaosao
Doanh nghiệp 03/04/2017 09:14

Quy mô của ngành công nghiệp xe hơi ở Trung Quốc từ năm 2008 đã trở thành lớn nhất thế giới về đơn vị sản xuất.

 

photo-2-1490689288966-67-0-829-1431-crop-149069056

Liên doanh FAW-Volkswagen Automobile được thành lập năm 1991, giữa tập đoàn FAW Group Corporation (đầu tư 60%) và Volkswagen AG (40%).

Kể từ 2009 đến nay, sản lượng ô tô sản xuất ở Trung Quốc luôn lớn hơn tổng sản lượng của liên minh châu Âu, Mỹ và Nhật Bản cộng lại.

Nền công nghiệp xe hơi của Trung Quốc phát triển khá chậm trước thập niên 1990. Với chiến lược "Đổi thị trường thương mại lấy công nghệ", Trung Quốc đã sử dụng vốn đầu tư trực tiếp (FDI) kể từ năm 1978 và cho phép các nhà sản xuất xe hơi nước ngoài như Toyota, General Motors (GM) và Volkswagen bắt tay liên doanh với các công ty trong nước, nhằm làm thay đổi tình thế khó khăn của ngành.

Sau khi Trung Quốc gia nhập WTO vào năm 2001, vô số các nhà sản xuất ô tô nội địa đã ra đời và tự chế tạo xe của mình. Mặc dù sau 20 năm tiếp thu kiến thức và mở rộng liên doanh, các sản phẩm của ngành ô tô nước này vẫn không đáp ứng được điều kiện của thị trường. Trên thực tế, các nhà sản xuất ô tô nội địa vẫn phải vật lộn khi muốn cải tiến thiết kế và chất lượng, vì nền tảng công nghệ thấp. Trên thực tế, công nghệ của Trung Quốc đi sau các nước phương Tây đến 20 năm.

Vậy quá trình chuyển giao công nghệ giữa Trung Quốc với các hãng xe nước ngoài diễn ra như thế nào? Ta hãy xét 2 trường hợp điển hình dưới đây.

Liên doanh Geely và Volvo Cars

Volvo sử dụng nhiều công nghệ để sản xuất xe hơi ở nước ngoài. Về cơ bản, họ hoàn toàn phụ thuộc vào các kỹ sư lành nghề ở nước đó. Tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển của Volvo ở Thượng Hải, đa phần các kỹ sư là người Hoa. Kỹ sư từ Thụy Điển ở đó chủ yếu là để đào tạo và giúp các kỹ sư Trung Quốc xây dựng năng lực để sản xuất được những chiếc xe có chất lượng tương tự như ở Thụy Điển.

Ngoài ra họ còn thường xuyên tổ chức các hội nghị chuyên đề và chương trình tập huấn ở cả Geely và Volvo Cars, nhằm giúp các nhân viên của mình có được các kỹ năng cần thiết và tăng tốc độ chuyển giao công nghệ.

Tuy nhiên, rất khó cho Volvo có thể xây dựng năng lực cho đội ngũ nhân viên ở Trung Quốc. Mặc dù Geely có nhiều trường đại học ở các tỉnh khác nhau nhằm xây dựng mô hình tìm kiếm tài năng của mình, nhưng các hãng xe ở Trung Quốc không có khả năng áp dụng các công nghệ mới vì ngành công nghiệp xe hơi ở nước này còn khá non trẻ.

Ngày nay có rất nhiều công ty xe hơi nội địa vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển. Nói cách khác, họ thiếu độ chín và hiện vẫn đang ở trong giai đoạn sao chép. Đây cũng là thử thách lớn đối với công ty ô tô của Thụy Điển khi muốn đào tạo và xây dựng năng lực, vì đây không chỉ là lý thuyết suông mà còn là các kỹ năng thực tiễn, được học hỏi và tạo lập nhờ quá trình thực hành và làm việc thực tế. Ngoài ra, sự khác biệt về văn hóa cũng là một rào cản lớn đối với các kỹ sư của cả 2 nước.

Liên doanh First Automotive Work (FAW) và Volkswagen (VW)

Công nghệ sản xuất xe hơi của Trung Quốc chủ yếu được chuyển giao từ nước ngoài, và các mẫu xe khác nhau lại đòi hỏi các công nghệ khác nhau. Vì thế, khi các nhà sản xuất ô tô nội địa muốn sản xuất một loại xe mới, các công nghệ liên quan đến mẫu xe đó sẽ được chuyển giao.

Nhìn chung, chuyên gia từ VW được cử đến các xưởng sản xuất của FAW-VW ở Trung Quốc để đào tạo các nhân viên Trung Quốc. Đặc biệt, mỗi khi họ đầu tư vào một sản phẩm mới, các đối tác người Đức sẽ đến Trung Quốc và làm việc cùng các nhân viên ở đây.

Ngoài ra, các kỹ sư người Hoa cũng thường xuyên được gửi đi nước ngoài hoặc đến công ty của đối tác để học hỏi các kỹ năng, trao đổi kiến thức và tích lũy kinh nghiệm. Bên cạnh đó, các chương trình đào tạo là rất quan trọng đối với bên nhận chuyển giao, giúp họ cải thiện kỹ năng của nhân viên.

Tất nhiên cũng có nhiều khó khăn khi chuyển giao công nghệ. Trước hết, các nước phương Tây đã nghiên cứu và phát triển công nghệ xe hơi từ hơn một trăm năm trước. Vì thế họ đã tích lũy được kinh nghiệm và kiến thức phong phú. Trên thực tế, công nghệ mà họ tích lũy được là không dễ thấy và rất khó để dập khuôn. Các thiết kế ý tưởng và nguyên tắc chế tạo xe hơi của họ rất khó học hỏi và thực hiện.

Điểm chung

Hai liên kết trên đều có điểm chung là nhà sản xuất trong nước bắt tay trực tiếp với hãng xe quốc tế. Geely là công ty sản xuất có trụ sở tại Hàng Châu. Sản phẩm của công ty này bao gồm ô tô, taxi, mô tô, xe tải, động cơ.

Mô hình chuyển giao công nghệ thường thấy ở các nước đang phát triển tuân theo thứ tự sau: chuẩn bị, mua lại, đồng hóa và cải tiến trong khi học hỏi công nghệ từ các nước phát triển.

Việc buộc liên kết với nhà sản xuất nội địa giúp ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc học hỏi và được đào tạo trực tiếp từ các thương hiệu thế giới thay vì mô hình liên kết thông qua các hiệp hội tại một số nước đang phát triển hiện nay. Việc liên kết thông qua hiệp hội thực chất không có lợi cho ngành công nghiệp sản xuất nội địa bởi doanh nghiệp nước ngoài dễ dàng từ chối chuyển giao công nghệ.

Ý kiến của bạn

Bình luận