Theo đó, để đề phòng sự việc tương tự xảy ra như thảm hoạ MH370, Trung Quốc sẽ sử dụng hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu (BDS) để theo dõi các chuyến bay dân sự.
Uỷ ban Hàng không Dân dụng Trung Quốc (CAAC) cho biết, BDS sẽ được thử nghiệm tại tổng đài hàng không rước khi được dùng để theo dõi hành khách và các chuyến bay chuyên chở.
Với tính năng điều hướng, định vị và gửi tin ngắn, BDS có thể lần theo các máy bay và nhận tín hiệu cấp cứu, cũng như triển khai hoạt động cứu hộ.
Sơ đồ vệ tinh Trung Quốc và Mỹ xung quanh Trái đất tính đến ngày 28.12.2011 mô tả bởi Analytical Graphics STK Software |
Bắc Đẩu là dự án hệ thống định vị độc lập do Chính phủ Trung Quốc phê duyệt vào năm 2006. Hệ thống này được phát triển với mục đích giải quyết cả vấn đề dân sự lẫn quân sự, hứa hẹn giúp thay thế việc sử dụng GPS trong các hoạt động theo dõi xe buýt tại các hệ thống giao thông.
Hệ thống Bắc Đẩu đầu tiên có tên Hệ thống thử nghiệm định vị vệ tinh Bắc Đẩu (BeiDou Satellite Navigation Experimental System), còn được gọi là Bắc Đẩu 1, bao gồm 3 vệ tinh, cung cấp dịch vụ chuyển hướng chủ yếu cho các khách hàng ở Trung Quốc và các vùng lân cận, trong đó vệ tinh đầu tiên được phóng lên vào năm 2000.
Hệ thống Bắc Đẩu thứ hai có tên COMPASS, còn được gọi là Bắc Đẩu 2, là một hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu bao gồm 35 vệ tinh, nhưng vẫn còn đang được tạo dựng. Bắc Đẩu 2 bắt đầu hoạt động với phạm vi toàn Trung Quốc trong tháng 12.2011, khi đó sử dụng khoảng 10 vệ tinh. Theo kế hoạch hệ thống sẽ cung cấp dịch vụ cho khách hàng các khu vực châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2012 và toàn cầu vào năm 2020 sau khi phóng đủ 35 vệ tinh (với 5 vệ tinh nằm trên quỹ đạo địa tĩnh 36.000 km trên đường xích đạo, 3 vệ tinh trong quỹ đạo nghiêng - địa tĩnh và 27 trong quỹ đạo trung bình).
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.