Trường Trung cấp nghề Thái Nguyên mục tiêu toàn diện từ Lớp Bồi dưỡng kỹ năng phát triển chương trình theo tích lũy mô-đun/tín chỉ

Tác giả: Văn Hùng

saosaosaosaosao
Bạn đọc 15/01/2020 10:31

Thời gian qua, Trường Trung cấp nghề Thái Nguyên kết hợp cùng Viện Đào tạo và Phát triển nhân lực tổ chức Lớp Bồi dưỡng kỹ năng phát triển chương trình theo tích lũy mô-đun/tín chỉ.

 

IMG_1576831633727_1576901659373

Chất lượng đào tạo nghề - yếu tố quan trọng hàng đầu

Nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, nhiều ngành nghề truyền thống với công nghệ và trang thiết bị sản xuất lạc hậu sẽ mất đi hoặc được hiện đại hóa, nhiều ngành nghề mới xuất hiện đòi hỏi đội ngũ công nhân kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ phải có năng lực đáp ứng với yêu cầu thực tiễn, theo từng vị trí việc làm.

Chương trình đào tạo nghề là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, chương trình đào tạo nghề nghiệp phải thể hiện được mục tiêu quy định, chuẩn kiến thức, kỹ năng của người học sau khi tốt nghiệp, bảo đảm tính khoa học, hiện đại, hệ thống, thực tiễn, linh hoạt, đáp ứng sự thay đổi của thị trường lao động, tính liên thông giữa các trình độ giáo dục nghề nghiệp với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mặc dù có vị trí quan trọng như vậy nhưng đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vẫn rất khó khăn do đội ngũ nhà giáo chưa đồng bộ, chưa có cơ hội tiếp cận phương pháp xây dựng chương trình tích lũy theo mô-đun/tín chỉ. Trong khi yêu cầu của “Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp” đòi hỏi các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó cần thiết phải đổi mới, phát triển chương trình đào tạo. 

Tìm hướng tiếp cận

Trường Trung cấp nghề Thái Nguyên đang trong lộ trình chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang phương thức đào tạo theo tín chỉ. Một trong các yếu tố tích cực của phương thức đào tạo theo tín chỉ là từng bước hoàn thiện chương trình, đây cũng là yếu tố quan trọng hàng đầu của mỗi phương thức đào tạo. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để xây dựng một chương trình đào tạo và mỗi cách tiếp cận có tính ưu việt đặc thù, mang tính thời đại.

Cách tiếp cận hàn lâm với mục tiêu truyền thụ kiến thức cho người học, chương trình đào tạo được thịnh hành vào những thiên niên kỷ trước, điển hình là các chương trình đào tạo của Liên Xô trước đây. Các chương trình đào tạo này thường rất nhiều môn học với khối lượng kiến thức khổng lồ, đa dạng. Thầy và trò say mê khám phá kho tàng kiến thức của nhân loại, tích lũy tri thức và có những hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực chuyên môn. Những chương trình này được thiết kế bởi các chuyên gia giáo dục, nhà khoa học hàng đầu thuộc một lĩnh vực đào tạo (nhưng thường là chuyên gia giáo dục thuộc một đơn ngành, chuyên ngành).

Cách tiếp cận mục tiêu của chương trình đào tạo được phát triển vào những năm 60 của thế kỷ XX, khi mà khoa học, kỹ thuật và công nghệ có những thành tựu nhảy vọt, nền kinh tế - xã hội đòi hỏi nguồn nhân lực đa dạng, xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa ngày càng tác động sâu rộng. Các chương trình đào tạo theo cách tiếp cận này luôn phải trả lời câu hỏi: người học tốt nghiệp sẽ làm được gì, cần trang bị cho họ kiến thức cần thiết nào cho phù hợp, trang bị kỹ năng gì để hành nghề…, thậm chí ngay mỗi môn học, mỗi tín chỉ cũng phải có mục tiêu và quán triệt mục tiêu này trong việc lựa chọn phương pháp dạy học, giới hạn kiến thức cốt lõi cho phù hợp. Vì vậy, chương trình đào tạo đã tiệm cận với nhu cầu xã hội hơn, thực tế hơn. Ngoài trang bị kiến thức cho người học còn chú trọng phát triển đạo đức, nhân cách, các kỹ năng, năng lực và nghiệp vụ chuyên môn cho người học. Tuy nhiên, tính đơn ngành, chuyên ngành của chương trình đào tạo còn nặng về chuyên môn chiều sâu hơn là chiều rộng. Mọi người học theo một chương trình, lộ trình đào tạo cứng theo mô hình “kế hoạch hóa”, chưa chú trọng tới nhu cầu học vượt, học chậm. Những môn học lựa chọn cũng nặng về chuyên ngành, chưa liên thông, liên kết giữa các khóa học, ngành học, các đơn vị đào tạo khác nhau. Điều này dễ dẫn đến việc tổ chức đào tạo khép kín, theo niên khóa và người học thụ động, tuân thủ theo lịch trình giảng dạy cứng cho mọi đối tượng đào tạo.

 Với yêu cầu của nguồn lực lao động có chất lượng, có đủ kiến thức và kỹ năng cơ bản đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ đổi mới, Ban lãnh đạo Trường Trung cấp nghề Thái Nguyên đã trăn trở đưa ra để thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp và tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, trong đó có lớp bồi dưỡng kỹ năng phát triển chương trình theo tích lũy mô-đun/tín chỉ, nhằm trang bị cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên nắm bắt được những vấn đề trọng tâm, cốt lõi và các kỹ năng phương pháp cơ bản để xây dựng chương trình đào tạo theo tích lũy mô-đun/tín chỉ, từ đó giúp cho người học có nhiều cơ hội lựa chọn và tham gia học tập theo nhu cầu. Mục tiêu của Nhà trường là đào tạo ra một sản phẩm toàn diện, công dân toàn cầu, lực lượng lao động hội tụ đủ kiến thức và kỹ năng cơ bản có thể làm việc ở bất cứ đâu và bất cứ quốc gia nào, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong thời kỳ hội nhập và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Ban Giám hiệu và giáo viên của Nhà trường hưởng ứng và tham gia 100% lớp bồi dưỡng kỹ năng phát triển chương trình theo tích lũy mô-đun/tín chỉ do Viện Đào tạo và Phát triển nhân lực cùng phối hợp tổ chức

Ý kiến của bạn

Bình luận