TS. Đào Thanh Toản trong một buổi giảng bài tại Nhật Bản |
Phải đam mê và kiên trì
TS. Đào Thanh Toản (sinh năm 1979) - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Việt Nhật, Đại học GTVT là một trong số những nhà khoa học trẻ tiêu biểu, đầy nhiệt huyết.Tính đến nay, anh đã công bố 17 bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế thuộc ISI+Scopus (hệ thống các tạp chí khoa học uy tín nhất thế giới), 16 bài báo khoa học tại các hội nghị quốc tế, 01 bài báo ở hội nghị trong nước và 7 bài báo ở tạp chí trong nước. Ngoài ra, anh còn xuất bản 3 cuốn sách chuyên ngành.
Đây là con số đáng mơ ước không chỉ của các nhà nghiên cứu trong nước mà còn cả với những nghiên cứu sinh được đào tạo ở nước ngoài. Tuy nhiên, để đạt được kết quả này, nhà khoa học Đào Thanh Toản đã trải qua không ít vất vả.
Để một công trình nghiên cứu khoa học có thể hoàn thành thì không chỉ đầu tư nhiều về thời gian mà còn cả về kinh phí. Nghiên cứu khoa học rất khó định lượng được một cách chính xác như trong lao động sản xuất và thậm chí có thể nói không thể định mức. Tuy nhiên, trước mỗi đề tài nghiên cứu, nhà khoa học phải lên dự toán chi phí cho công trình, nếu dự toán kinh phí được cho là phù hợp mới bắt đầu được nghiên cứu. Ngoài ra, nghiên cứu khoa học là quá trình tìm ra cái mới, vì vậy nó có thể thành công hoặc thất bại, thành công sớm hoặc thành công rất muộn, vì vậy tính rủi ro là rất cao.
Dù khó khăn là vậy nhưng với niềm đam mê cháy bỏng, TS. Đào Thanh Toản đã gặt hái được những thành quả nhất định trong công tác nghiên cứu khoa học.
Sự thành công của anh tiếp tục được đánh dấu bởi những danh hiệu được khen thưởng không chỉ ở trong nước mà còn ở nước ngoài. Cụ thể, anh được trao tặng Chứng nhận giảng viên hướng dẫn sinh viên thực hiện công trình đạt giải “Sinh viên nghiên cứu khoa học của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2008; Giải thưởng của Quỹ NEC C&C, Nhật Bản năm 2011 tại Đại học Cambridge, Vương quốc Anh; Giải thưởng báo cáo xuất sắc và huy chương của Hiệp hội Vật lý ứng dụng Nhật Bản năm 2011; Giải thưởng “International Information Science Foundation” tại Tokyo, Nhật Bản năm 2016…
“Để có thể hoàn thành được khối lượng nghiên cứu khoa học lớn, động lực chính của mình chính là niềm đam mê, sự kiên trì và trách nhiệm. Ngay từ khi học đại học, tôi luôn tự nhủ và cố gắng rèn tính trách nhiệm của bản thân. Trong quá trình làm khoa học mới đầu cũng gặp nhiều khó khăn nhưng với sự động viên, giúp đỡ của bạn bè, thầy cô và nhận được sự quan tâm, tạo mọi điều kiện từ nhà trường, tôi đã kiên trì vượt qua để tiếp tục bước đi trên hành trình mình đã chọn”, TS. Toản tâm sự.
Vì tương lai thế hệ trẻ Việt Nam
TS. Đào Thanh Toản tham dự hội nghị quốc tế tại Việt Nam |
Từng là nghiên cứu sinh tại Nhật Bản trong nhiều năm, TS. Toản chia sẻ, nền giáo dục tại Nhật Bản khá khác biệt so với Việt Nam. Nền giáo dục Nhật Bản rất cơ bản, số tín chỉ ít hơn nước ta nhưng họ tập trung, chú trọng vào tư duy logic để thích ứng với một vấn đề, giáo dục không quá chuyên sâu vào một vấn đề cụ thể. Còn ở Việt Nam, chúng ta đang có nền giáo dục nặng về lý thuyết, sinh viên có ít thời gian tự nghiên cứu hay tham gia các hoạt động xã hội. Thứ hai là về cơ sở vật chất phục vụ học tập nghiên cứu, sinh viên Nhật Bản được đầu tư khá đầy đủ trong việc thực hành, nghiên cứu, còn sinh viên Việt Nam hiện nay vẫn chưa được trang bị đầy đủ.
“Sinh viên Việt Nam chúng ta hầu hết là con em ở tỉnh lên học, điều kiện vật chất của các em không cao. Sinh viên của chúng ta cũng không hàn lâm như các nước phương Tây nhưng các em có tố chất, sức mạnh của các em là chịu khó, chăm chỉ”, nhà khoa học Đào Thanh Toản nhìn nhận.
Bên cạnh là một nhà khoa học nhiệt huyết, đam mê nghiên cứu, TS. Toản còn là một giảng viên, một người thầy “truyền lửa” cho các thế hệ sinh viên Trường Đại học GTVT. Từ những kinh nghiệm, kiến thức học được ở nước ngoài, thầy Toản luôn định hướng, tạo điều kiện cho các thế hệ sinh viên của mình phát triển, học tập trong môi trường tốt nhất. Thầy xây dựng giáo trình, phương thức giảng dạy tân tiến cùng với sự đầu tư cơ sở vật chất của nhà trường giúp các sinh viên có thể thực hành nhiều hơn, dễ dàng tiếp cận và tham gia, nghiên cứu khoa học.
“Ngày nay, hình thức làm việc nhóm rất quan trọng, đây là phương thức giáo dục tiêu biểu ở nhiều quốc gia phát triển. Chúng tôi luôn tạo điều kiện cho các bạn sinh viên cùng làm việc với thầy cô giáo theo nhóm, thường xuyên tuyển dụng sinh viên vào các nhóm nghiên cứu các đề tài khoa học do chúng tôi làm chủ nhiệm đề tài. Vì kinh phí khó khăn nên giảng viên chúng tôi chủ động làm việc với nhiều bên, nhiều tổ chức kể cả trong nước lẫn nước ngoài để xin kinh phí nghiên cứu khoa học cho các đề tài, giúp mở rộng cơ hội nghiên cứu khoa học cho sinh viên”, TS. Toản bộc bạch.
Cũng theo TS. Toản, để sinh viên Việt Nam có thể sánh vai với các nước bạn, hệ thống giáo dục của chúng ta cần hướng tới giáo dục đa ngành, đa nghề kết hợp với công nghệ. Đồng thời, đối với công tác nghiên cứu khoa học, điều quan trọng là cần tạo không gian nghiên cứu cho các nhà khoa học làm việc để sinh viên và giảng viên có thể cùng nghiên cứu, đặc biệt là khối kỹ thuật q
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.