Lượng xe ô tô điện của Trung Quốc năm nay bán ra nhiều hơn của Mỹ. |
Tháng 6 vừa qua, Tesla đã khởi công xây dựng một nhà máy sản xuất pin cho ô tô ở bang Nevada, Mỹ với tổng giá trị 5 tỉ USD. Cũng gần đây, một công ty khởi nghiệp khác của Trung Quốc là Faraday Future công bố sẽ chọn ngoại ô thành phố Las Vegas, Navada để xây một nhà máy sản xuất xe điện với tổng trị giá 1 tỉ USD. Faraday hy vọng đến năm 2017 sẽ sản xuất được model cạnh tranh với mẫu Model S đầu bảng của Tesla.
Nhưng ở đây, nếu nhìn vào chúng ta sẽ có ngay một thắc mắc là tại sao một công ty Trung Quốc lại qua Mỹ để mở nhà máy, tại sao không mở ngay tại nước của mình, là nơi có những điều kiện rất tuyệt vời để tạo những loại sản phẩm như xe điện, và cũng tạo điều kiện cho nền kinh tế xe điện Trung Quốc phát triển. Lời giải thích nằm trong những con số. Theo dữ liệu mà hiệp hội các nhà sản xuất xe ô tô Trung Quốc công bố cách nay một tuần, lượng xe điện bán ra ở nước này lần đầu tiên bằng với sản lượng ở Mỹ. Trung Quốc có tốc độ phát triển 290% hàng năm, đến nay bán được 171.145 chiếc. Trong năm nay, dự kiến Trung Quốc sẽ đạt từ 220.000 đến 250.000 chiếc xe ô tô điện, trong khi thị trường Mỹ các chuyên gia chỉ ước đoán đạt khoảng 180.000 chiếc.
Điều gì đã khiến cho thị trường ô tô điện ở Trung Quốc tăng trưởng mạnh như vậy? Trong nhiều yếu tố, chi phí là yếu tố chính. Như Xindayang, một nhà sản xuất xe điện mới chỉ 14 năm tuổi, mới đây đã liên kết với Geely, một hãng xe hơi lớn ở Trung Quốc, công ty sở hữu Volvo. Xindayang tung ra chiếc D2 được thiết kế chuyên cho dân thành thị, chạy quãng đường ngắn và không dành cho đường cao tốc. Chiếc D2 này là dòng xe phổ thông, trong khi model đầu tiên của Xingdayang là D1 lại là dòng cao cấp. Tạp chí Forbes từng đánh giá D2 có chỉ số tăng tốc rất “rùa”, từ 0-50 km mất 10 giây.
Chiếc D2 có mức giá khá thấp, khoảng 10.000 USD so với 70.000 chiếc Model S của Tesla, nên Xindayang bán được 32.000 chiếc D2 trong năm nay, so với 33.157 chiếc trên toàn cầu của Tesla.
Dĩ nhiên, nếu không tính những chi phí trợ giá từ chính quyền Trung Quốc thì chiếc D2 của Xindayang thậm chí phải đội giá lên hơn gấp hai lần giá bán hiện nay. Thành phố Thâm Quyến là đô thị 15 triệu dân, là trụ sở của BYD, nhà sản xuất xe điện do tỉ phú Warren Buffett đầu tư, đã từng cam kết hồi tháng 3 đầu năm nay rằng sẽ bỏ ra 800 triệu USD để hỗ trợ xe điện. Số tiền này cũng gồm cả tiền trợ giá 5.600 USD cho người dân địa phương nếu mua xe hybrid của BYD. Nếu kết hợp cả tiền trợ giá theo chính sách chung của Trung Quốc thì giá của một chiếc xe điện tại quốc gia này giảm đến 1/3 giá gốc, trung bình vào khoảng 20.000 USD.
Mỹ cũng có chính sách trợ giá, nhưng không hào phóng như Trung Quốc. Nhưng với Mỹ, họ lại chú trọng hơn đến kiến trúc hạ tầng và các giải pháp lâu dài để hỗ trợ cho người mua xe ô tô điện. Ở Thâm Quyến, chính quyền cũng hỗ trợ lắp đặt các trạm sạc điện trên khắp thành phố cho khoảng 5 triệu chiếc xe điện. Trong khi đó, các nhà thiết kế đô thị, phát triển nhà cũng đưa các tiện nghi sạc điện cho xe vào trong thiết kế những ngôi nhà mới.
Ngoài ra, chính quyền Bắc Kinh cũng đưa ra bãi đậu xe miễn phí dành cho xe điện, bảo hiểm và làn đường dành riêng cho xe điện nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường. BYD cho rằng khi kết hợp những lợi ích này lại thì người tiêu dùng sẽ hướng đến xe điện nhiều hơn.
Nhưng thị trường xe ô tô điện ở Trung Quốc vẫn vấp phải nhiều vấn đề khác. Khi đạt được chỉ tiêu đưa ra về lượng tiêu thụ xe điện thì Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc kêu gọi các thành viên tập trung hơn về chất lượng sản phẩm thay cho số lượng. Đó là các vấn đề về an toàn giao thông.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.