UAE tính kéo băng Nam Cực xa 9.000km về làm nước uống

Tác giả: cafebiz

saosaosaosaosao
Diễn đàn khoa học 08/05/2017 06:00

Những người dân UAE đang phải chịu nắng cháy sẽ sớm có thể uống nước từ những khối băng trôi đun chảy, kéo về từ hòn đảo Nam Cực cách gần 9.000km.

 

bang-nam-cuc

Một tảng băng trung bình chưa hơn 76 tỷ lít nước.

Một công ty ở Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đề xuất kế hoạch kỳ lạ nhằm cung cấp nước uống cho người dân. Công ty National Advisor Bureau có trụ sở ở Masdar City, Abu-Dhabi, dự định khai thác nguồn nước từ những tảng băng khổng lồ ở đảo Heard, cách lục địa Nam Cực khoảng 1.000km.

Công ty sẽ vận chuyển các tảng băng qua quãng đường 8.800km đến Fujairah, một trong 7 tiểu vương quốc thuộc UAE. Mỗi tảng băng có thể cung cấp đủ nước uống cho một triệu người trong 5 năm. Kế hoạch có thể sẽ bắt đầu vào năm 2018.

Abdullah Mohammad Sulaiman Al Shehi, giám đốc công ty cho biết họ đã đi qua tuyến đường vận chuyển và sử dụng thiết bị mô phỏng để kiểm tra tính khả thi của kế hoạch, theo Gulf News.

"Thiết bị mô phỏng của chúng tôi dự đoán mất khoảng một năm để kéo tảng băng trôi về UAE", Al Shehi nói về dự án UAE Iceberg Project. "Chúng tôi đã đề ra kế hoạch kỹ thuật và tài chính. Kéo tảng băng về là biện pháp tốt nhất. Chúng tôi sẽ bắt đầu dự án vào đầu năm 2018. Mục tiêu chủ yếu của chúng tôi là nước. Dự án này cũng có ích cho du lịch và khí hậu".

UAE là một trong những quốc gia khô cằn nhất và khan hiếm nước nhất trên thế giới do thời tiết vô cùng khắc nghiệt. UAE nhận được chưa đến 10mm lượng mưa hàng năm. Dù vậy, đất nước tiêu thụ nhiều nước hơn gấp đôi so với mức trung bình toàn cầu và có thể đối mặt với nguy cơ hạn hán nghiêm trọng trong 25 năm tới.

Một tảng băng trung bình chưa hơn 76 tỷ lít nước. Băng trôi mất một thời gian dài để tan chảy hết do 80% khối lượng chìm dưới nước, trong khi phần băng trắng bên trên phản chiếu ánh sáng Mặt Trời và phát tán nhiệt.

Khi tới cơ sở xử lý được xây dựng đặc biệt, các công nhân sẽ khai thác băng lấy nước. Những tảng băng sẽ được đập nhỏ và đặt vào bể chứa khổng lồ, trước khi trải qua quá trình lọc. "Đây là nguồn nước tinh khiết nhất thế giới", Al Shehi nói.

Ý kiến của bạn

Bình luận