Ứng dụng IOT ở Việt Nam – Bài học từ Nhật Bản

Tác giả: pv

saosaosaosaosao
Ứng dụng 19/11/2019 09:21

Trong khuôn khổ của Diễn đàn Trí thức Việt Nam tại Nhật Bản 2019 diễn ra vào ngày 16/11 vừa qua, phiên thảo luận với chủ đề: "IoT Ở VIỆT NAM- BÀI HỌC TỪ NHẬT BẢN" đã diễn ra với sự tham gia của 5 diễn giả đến từ các trường Đại học và các tập đoàn công nghệ hàng đầu Nhật Bản và Việt Nam.


anh 1  toan canh
Toàn cảnh phiên thảo luận với chủ đề: "IoT Ở VIỆT NAM - BÀI HỌC TỪ NHẬT BẢN"

Các diễn giả đến từ các trường Đại học và các tập đoàn công nghệ hàng đầu Nhật Bản và Việt Nam tham gia phiên thảo luận gồm: GS.TS. Phạm Tuấn Anh, ĐH Aizu (Nhật Bản); GS. Trợ lý Nguyễn Kiên, ĐH Chiba (Nhật Bản); TS. Nguyễn Bình Minh, nghiên cứu viên, ĐH Tokyo (Nhật Bản); TS. Nguyễn Cẩm Ly, nghiên cứu viên, Tập đoàn Toshiba (Nhật Bản); GS. Trợ lý Nguyễn Văn Toàn, ĐH Tohoku (Nhật Bản); Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Giám đốc trung tâm Cloud, FPT Software (Việt Nam)

Điều phối phiên thảo luận là TS. Tạ Đức Tùng, Nghiên cứu viên ĐH Tokyo và TS. Nguyễn Thành Vinh, nghiên cứu viên Viện Khoa học Công nghệ Công nghiệp tiên tiến Quốc gia Nhật Bản (AIST). Đặc biệt phiên thảo luận đã vinh dự đón nhận sự tham gia và đối thoại của Ông Phan Tâm, Thứ trưởng bộ Thông tin -Truyền thông.

Internet vạn vật (IoT) cùng với Trí tuệ nhân tạo, Dữ liệu lớn và Robotic là 4 lĩnh vực đang được đặc biệt chú trọng nghiên cứu và phát triển tại Nhật Bản để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng xã hội siêu thông minh 5.0 của Quốc gia này. 

Tại Việt Nam, IoT cũng đang được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi để góp phần giải quyết các vấn đề nhức nhối của xã hội như môi trường, giao thông, y tế cũng như để nâng cao năng suất lao động và chất lượng cuộc sống. Để xây dựng và triển khai các hệ thống IoT cần tích hợp nhiều công nghệ bao gồm công nghệ bán dẫn (chế tạo cảm biến, vi mạch); công nghệ truyền thông tin; công nghệ xử lý số liệu, điện toán đám mây…

anh 2 cac dien gia trao doi
Các diễn giả trao đổi tại Phiên thảo luận

Tại phiên thảo luận, các diễn giả đã giới thiệu các công nghệ mới nhất trong các lĩnh vực cấu phần nên hệ thống IoT và những bài học, sáng kiến giúp Nhật Bản và các quốc gia trên thế giới dẫn đầu trong các lĩnh vực nghiên cứu này. Các diễn giả đến từ các công ty Nhật Bản và Việt Nam đã giới thiệu những mô hình sản phẩm IoT trong các lĩnh vực phòng chống thiên tại, giao thông và quản lý tiêu thụ năng lượng điện; cũng như cách các công ty Nhật Bản triển khai các dự án lớn liên quan đến IoT. Tại phiên thảo luận, diễn giả và người tham gia đã cùng bàn luận về lợi thế của Việt Nam bao gồm nhân lực, nguồn dữ liệu và thị trường; và những lĩnh vực mà Việt Nam nên tập trung hướng như Nhà thông minh (Smart Home), Nông nghiệp thông minh (Smart Agriculture). 

Đặc biệt, tại phiên thảo luận Thứ trưởng Phan Tâm đã có những đối thoại trực tiếp và chia sẻ với các diễn giả, người tham gia về nội dung cụ thể của các công nghệ, giải pháp và việc triển khai những công nghệ này tại Việt Nam, những đề xuất để các chuyên gia người Việt ở nước ngoài có thể đóng góp tích cực và hiệu quả cho sự phát triển của Việt Nam lĩnh vực IoT nói riêng và công nghệ nói chung.

anh 3 cac dai bieu chup anh luu niem
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Thành công của phiên thảo luận không chỉ dừng lại ở những nội dung chuyên sâu mà còn ở những kết nỗi đã được tạo ra. Phiên thảo luận về chủ đề IoT tại diễn đàn lần này đã kết nối được các các chuyên gia người Việt ở các vùng miền khác nhau tại Nhật Bản, kết nối được các chuyên gia của các lĩnh vực cấu phần khác nhau trong hệ thông IoT và kết nối được các chuyên gia trong giới nghiên cứu với doanh nghiệp và với cơ quan bộ ngành. Những kết nối như vậy sẽ không thể thiếu khi triển khai và phát triển các bài toàn vĩ mô như IoT.

Ý kiến của bạn

Bình luận