Ưu tiên nghiên cứu phát triển vận tải nội địa và ven biển

Tác giả: Mỹ Lệ

saosaosaosaosao
Diễn đàn khoa học 11/02/2022 10:59

Đây là chương trình của Trường Đại học GTVT TP. HCM nhằm phát triển vận tải thủy nội địa và vận tải ven biển.


Bao ve 8-2-2022
Hội đồng đánh giá cao nghiên cứu của luận án

Trường Đại học GTVT TP. Hồ Chí Minh cho biết, đơn vị vừa có buổi làm việc của Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Trường ngành Kỹ thuật cơ khí động lực với Luận án “Nghiên cứu đề xuất hình dáng tàu chở container phù hợp tuyến luồng sông biển Việt Nam”. Đây là chương trình có sự tham gia của nhiều nhà khoa học đầu ngành như: TS. Mai Bá Lĩnh, Vụ KHCN - Bộ GTVT; các giáo sư, tiến sĩ đến từ các trường: Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Hàng hải Việt Nam, Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh…

Trên tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 37/CT-TTg về thúc đẩy phát triển vận tải thủy nội địa và vận tải ven biển bằng phương tiện thủy nội địa, tại hội nghị trực tuyến toàn quốc phát triển logistics vận tải thủy và vận tải ven biển do Bộ GTVT tổ chức sáng 14/10/2021, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã nhấn mạnh: “Vận tải hàng hóa bằng phương tiện tàu pha sông biển VR-SB trên tuyến vận tải đường thủy ven bờ biển là xương sống của vận tải hàng hóa đường thủy nội địa”. 

IMG_2095 2
Vận tải thủy nội địa đang được Bộ GTVT và Chính phủ quan tâm

TS. Mai Bá Lĩnh, Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ GTVT đã đánh giá cao tính thực tiễn, khoa học của luận án trước nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng miền, kết nối các nước lân cận trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời phát huy tối đa điều kiện tự nhiên sông biển và mục tiêu sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm cho đội tàu sông biển (SB) nước ta ngày nay.

Đề tài do ThS. NCS Nguyễn Thị Ngọc Hoa nghiên cứu, được đánh giá mang tính thời sự cao, phù hợp định hướng phát triển của Bộ GTVT. Sản phẩm của đề tài chính là hình dáng tàu chở container tối ưu, phù hợp với tuyến luồng sông biển Việt Nam, sẽ là động lực, phương hướng để các chủ tàu, doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ loại hình vận tải bằng tàu VR-SB nhằm phát triển kinh tế - xã hội, giảm tải cho đường bộ, giảm tiêu hao nhiên liệu khi khai thác vận hành phương tiện này.

PGS. TS Nguyễn Xuân Phương - Chủ tịch Hội đồng, Q. Hiệu trưởng Trường Đại học GTVT TP. Hồ Chí Minh cam kết, trong thời gian tới, Nhà trường sẽ sát cánh cùng Bộ GTVT trong việc nghiên cứu, nâng cao chất lượng, khai thác hiệu quả kết cấu hạ tầng giao thông, đưa ra các giải pháp, chính sách, kỹ thuật để giảm thiểu TNGT.

Với quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ kép trong năm học 2021 - 2022, vừa đảm bảo an toàn, vừa đảm bảo chất lượng dạy và học, sau thời gian kết hợp giảng dạy, học tập online để phòng, chống dịch Covid-19, hiện nay, Nhà trường đã tiến hành rà soát và cơ bản hoàn thành công tác chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, vệ sinh môi trường… để sẵn sàng đón sinh viên trở lại trường học tập từ ngày 14/02/2022.

Theo đó, Nhà trường đã xây dựng đề án và triển khai chuyển đổi số. Đồng thời, nhiều ứng dụng ICT được triển khai trong công tác đào tạo và quản lý (các bài giảng điện tử; học trực tuyến…), trong quản lý giáo dục (hệ thống thông tin quản lý tuyển sinh, quản lý kết quả học tập sinh viên…).

Trong năm vừa qua, sinh viên nhà trường đã đạt nhiều thắng lợi trong các cuộc thi về học thuật, nghiên cứu khoa học (Huy chương Vàng tại Liên hoan Tuổi trẻ sáng tạo TP. Hồ Chí Minh, Giải Nhì - Euréka năm 2021); đạt thành tích xuất sắc tại Kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia lần thứ XII năm 2021 (một giải vàng, 1 giải bạc, 1 giải đồng)…

Ý kiến của bạn

Bình luận