Vì sao nên bôi kem chống nắng ngay cả khi đi máy bay?

Ý kiến phản biện 28/11/2017 06:35

Bạn không nên bỏ qua thói quen này kể cả khi đã kéo cửa sổ máy bay trong những chuyến bay dài.

38D524DD00000578-3809602-Sea-o-3654-6093-151123524
Người chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi các tia cực tím là phi công. Ảnh: Carters News.

Thường xuyên đi máy bay khiến hành khách có thể đối mặt với nhiều triệu chứng như giãn tĩnh mạch, ù tai, mất nước, mất vị giác... Đáng chú ý nhất là khi ở độ cao cả chục nghìn mét, bạn phải đối mặt với nguy cơ ung thư da vì phải tiếp xúc với nhiều loại tia hại, có thể xuyên qua cả cửa máy bay.

Theo một nghiên cứu khoa học, ở độ cao khoảng 10.000 m, gần mặt trời hơn nên hành khách chắc chắn dễ bị ảnh hưởng bởi tia cực tím (UV) hơn bình thường gấp vài lần. Nếu chuyến bay kéo dài một tiếng, đồng nghĩa với việc bạn phải hứng chịu bức xạ tia UV giống như nằm trên giường nhuộm da nâu nhân tạo (tanning bed) trong 20 phút. Dĩ nhiên phi công là người chịu ảnh hưởng nhiều nhất, hành khách có thể tránh nắng bằng cách kéo cửa sổ xuống.

Tuy nhiên, mặt trời phát ra hai loại tia có hại cho da: tia cực tím có bước sóng dài A (UVA) và tia cực tím có bước sóng trung bình B (UVB). Nhưng hầu hết các cửa sổ máy bay chỉ có thể chặn được tia UVB.

UVA có thể xuyên qua lớp kính máy bay dễ dàng, thâm nhập vào sâu tận trong da, đến lớp biểu bì gây nhiều vấn đề xấu như lão hóa sớm, da nhăn... thậm chí nguy cơ ung thư da nếu bạn tiếp xúc quá nhiều. Đặc biệt, lưu ý rằng tia UV có thể khuếch đại khi máy bay xuyên qua tuyết hoặc những đám mây dày.

Vì vậy, nếu bạn thích mở cửa sổ hoặc thậm chí không mở cửa sổ trong những chuyến bay dài thì vẫn nên bôi kem chống nắng có chỉ số SPF càng cao càng tốt để bảo vệ da.

Ý kiến của bạn

Bình luận