Vì sao phương Tây lân la gần tàu ngầm đắm K-278 của Nga?

Ứng dụng 13/11/2016 13:49

Dù Nga có bằng chứng rằng, thế lực nước ngoài cố tình tiếp cận tàu ngầm hạt nhân K-278 bị đắm nhưng mục đích của họ đang là điều bí ẩn.

 

kho-hieu-nguyen-nhan-phuong-tay-lan-la-gan-tau-nga
 

Theo nguồn tin quân sự Nga, dù được thiết kế để có thể hoạt động tốt ở độ sâu tời trên 1.000m nhưng tàu ngầm hạt nhân K-278 của Hải quân Liên Xô đã bất ngờ gặp sự cố và chìm khi đang hoạt đông ở độ sâu gần 400m tại vùng biển Na Uy.

Nỗ lực trục với con tàu đến nay vẫn chưa thể thực hiện, tuy nhiên trong giai đoạn từ năm 1989 đến 1998, người Nga đã tiến hành 7 chuyến đi để ngăn tình trạng rò rỉ phóng xạ và hàn các ống ngư lôi. Theo nguồn tin quân sự Moskva, trong các chuyến này, đã phát hiện các bằng chứng về việc người nước ngoài đã ghé thăm trái phép tàu ngầm bị đắm.

Vậy nguyên nhân thế lực nước ngoài tiếp cận con tàu là gì? theo các chuyên gia quân sự Nga, rất có thể mục đích của họ là tiếp cận nhằm tìm kiếm 2 quả ngư lôi hạt nhân Shkval chìm theo tàu khi gặp nạn bởi đây là loại ngư lôi sở hữu tốc độ và sự nguy hiểm hàng đầu thế giới cho đến ngày nay. Tuy nhiên, theo phân tích của Tạp chí Wall Street Journal, nhận định của Nga chưa hẳn đã đúng.

Trong một bài viết được đăng tải hồi đầu năm 2016, Tạp chí Wall Street Journal cho biết, Liên Xô đã đi trước thời đại và cho đến tận ngày nay, Mỹ hay bất cứ một cường quốc nào trên thế giới vẫn chưa thể tạo ra loại ngư lôi có thể hoạt động với tốc độ cao như vậy (khoảng 500km/h).

Mặc dù vậy, Shkval vẫn tồn tại những điểm yếu chết người khiến chúng khó có thể phát huy thế mạnh trong tác chiến hiện đại, theo Wall Street Journal.

Theo Wall Street Journal, Shkval được bắt đầu nghiên cứu từ thập niên 1960 như một vũ khí chuyên dùng để chống lại tàu ngầm nguyên tử đối phương. Đến ngày 29/11/1977, Shkval chính thức được chấp nhận đưa vào trang bị trong Hải quân Liên Xô.

Shkval sử dụng động cơ nhiên liệu rắn, phần đầu lắp thiết bị tạo khoang đặc biệt. Đó là một miếng kim loại dày hình elip được mài sắc cạnh, có góc nghiêng so với trục ngư lôi, mặt cắt ngang hình tròn để tạo góc nâng.

Trên thực tế, một thiết bị tạo bọt là không đủ, do đó đầu ngư lôi bổ sung những ống dẫn khí tạo bọt, bọt khí được tạo ra bởi một máy nguồn tăng khí ga. Điều này cho phép tăng khối bọt khí và tạo bong bóng bao trùm toàn bộ thân ngư lôi.

Ngư lôi Shkval có tốc độ ra khỏi ống phóng đạt 93 km/h và lên tới trên 360km/h (với phiên bản Hải quân Nga sử dụng có thể đạt tốc độ khoảng 500km/h) khi động cơ hoạt động hết công suất - nhanh gấp đôi so với các loại ngư lôi thông thường. Đầu đạn của Shkval có trọng lượng 210 kg, đủ sức bẻ gãy đôi một khu trục hạm 10.000 tấn chỉ với duy nhất một phát bắn.

Tuy nhiên, tầm bắn của Shkval quá ngắn, tối đa chỉ đạt 6.858 m, buộc tàu ngầm phải áp sát đối phương mới có thể ra đòn. Đây là điều cực kỳ nguy hiểm do các chiến hạm hiện đại đều có hệ thống định vị thủy âm tối tân cùng vũ khí chống ngầm uy lực.

Tiếp theo, chính công nghệ siêu khoang lại khiến cho ngư lôi không thể thiết lập mối liên lạc hai chiều, khi tín hiệu radio bị cản lại ở bên ngoài, không thể xuyên qua bọt khí.

Ngư lôi phải phụ thuộc vào việc ước lượng tọa độ mục tiêu trước khi phóng, độ linh hoạt của nó cũng cực kỳ kém, do một cú chuyển hướng gấp sẽ phá vỡ bong bóng siêu khoang. Cuối cùng, tính bí mật của ngư lôi Shkval hoàn toàn không có, do nó tạo ra tiếng ồn cực lớn và hình thành đường bọt nổi trên mặt nước rất dễ quan sát.

Trước những tồn tại của ngư lôi Shkval, Tổng giám đốc Tổng Công ty Tên lửa chiến dịch - chiến thuật (KTRV) - ông Boris Obnosov cho biết, chúng tôi sẽ thực hiện nâng cấp loại ngư lôi này theo một chương trình phát triển vũ khí dưới nước tích hợp cho hải quân.

"Tôi chắc chắn rằng chúng tôi đã đạt được thành tựu ngang bằng những đối thủ chủ chốt trong một số lĩnh vực, và chúng tôi sẽ nỗ lực vượt qua họ trong nhiều lĩnh vực khác. Lấy ví dụ độc đáo nhất là ngư lôi Shkval nổi tiếng. Chúng tôi sẽ còn nâng cấp nó rất nhiều", ông Obnosov cho biết hồi cuối tháng 8/2016.

Trước những phân tích của Wall Street Journal thì gần như chắc chắn rằng, việc nước ngoài tiếp cận tàu ngầm K-278 vì 2 quả ngư lôi Shkval khó có thể thuyết phục được. Trong khi đó, nếu tiếp cận chiếc tàu ngầm K-278 vì bản thân nó thì điều này cũng không cần với phương Tây, bởi trong chiến tranh Lạnh, Mỹ cũng từng chế tạo loại tàu có thể lặn ở độ sâu tương tự.

Và nguyên nhân thực sự của việc cố tình tiếp cận tàu ngầm K-278 của nước ngoài theo cáo buộc của Nga đến nay vẫn là điều bí ẩn.

Ý kiến của bạn

Bình luận