Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận |
Trung tâm nghiên cứu mới sẽ giúp Việt Nam có điều kiện triển khai thực hiện các nghiên cứu hiện đại, thúc đẩy ứng dụng năng lượng nguyên tử trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và từng bước nâng cao tiềm lực khoa học, công nghệ hạt nhân quốc gia.
Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân được xây dựng với sự giúp đỡ của Liên bang Nga, sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ Nga dành cho Việt Nam (khoảng 500 triệu USD), gồm hai hợp phần dự án tại Đà Lạt và Hà Nội.
Trọng tâm dự án là lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu, có công suất dự kiến khoảng 15 MW, gấp 30 lần so với lò phản ứng hạt nhân hiện tại ở Đà Lạt. Việc xây dựng Trung tâm sẽ giúp nâng cao năng lực khoa học công nghệ lâu dài để tiếp thu công nghệ được chuyển giao, tiến tới sự tự chủ trong vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa nhà máy điện hạt nhân, đảm bảo cho các nhà máy vận hành an toàn, đạt hiệu quả kinh tế.
Theo ông Trần Chí Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu nguyên tử Việt Nam, trong dự án điện hạt nhân, do công nghệ đã được chuẩn hóa, nên việc khó nhất chính là xây dựng, thiết kế lò hạt nhân sử dụng được lâu dài, cấu hình phải đạt được mục tiêu nghiên cứu, sản xuất đồng vị phóng xạ phục vụ phát triển kinh tế.
Ngoài đạt được mục tiêu phục vụ nghiên cứu, lò hạt nhân còn phải sản xuất các đồng vị phóng xạ phục vụ cho ngành y tế. Hiện nay, lò hạt nhân ở Đà Lạt mới đáp ứng được 30% đồng vị phóng xạ cho các bệnh viện ở Việt Nam. Khi lò mới này hoạt động có thể đáp ứng 100% lượng đồng vị phóng xạ cho y tế.
Ông Trần Chí Thành khẳng định, trong 50-60 năm phát triển ngành nguyên tử, không hề có bất cứ sự cố đáng tiếc nào xảy ra đối với lò nghiên cứu. Lò hạt nhân nghiên cứu là an toàn, và trước năm 2025 sẽ đưa vào vận hành.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.