Xã hội hóa y tế:Nhìn từ Khoa Thận nhân tạo Việt-Nhật, BV GTVT Hải Phòng

Doanh nhân 20/08/2015 14:24

Xã hội hóa công tác y tế là xu hướng phát triển và là mối quan tâm của Đảng và Chính phủ từ nhiều năm nay.

anh2
Bệnh viện Giao thông vận tải Hải Phòng

Xã hội hóa công tác y tế là xu hướng phát triển và là mối quan tâm của Đảng và Chính phủ từ nhiều năm nay, được thể hiện tại Nghị quyết 05/2005 của Thủ tướng Chính phủ về Đẩy mạnh công tác xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa; Nghị định 53/2006 của Chính phủ về Chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập. Đến năm 2007, chủ trương xã hội hóa y tế của Bộ Y tế đi vào thực tiễn bằng việc ban hành Thông tư 15/2007 hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng ngân sách để liên doanh, liên kết hoặc đóng góp để mua sắm trang, thiết bị phục vụ cho hoạt động dịch vụ của các cơ sở y tế công lập.

Đây là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước nhằm huy động tối đa nguồn lực trong xã hội tham gia tích cực vào công tác khám, chữa bệnh. Do đó, nếu chỉ dựa vào hệ thống y tế công thì không thể đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của xã hội. Nhờ chính sách cởi mở, thông thoáng này, Bệnh viện GTVT Hải Phòng đã được trang bị nhiều thiết bị hiện đại, triển khai được nhiều kỹ thuật mới với trình độ chuyên môn của cán bộ, công nhân viên chức được nâng cao và trên hết, người được hưởng lợi là bệnh nhân, đối tượng của công tác chăm sóc sức khỏe được chuẩn đoán sớm hơn và điều trị hiệu quả hơn.

Trước tình hình mới, Bệnh viện GTVT Hải Phòng đã xây dựng kế hoạch cắt giảm chi tiêu công và phân bổ ngân sách theo lộ trình 2016 - 2018 theo Nghị định 85/TTCP thì vấn đề xã hội hóa lại càng cấp thiết hơn. Ngay từ những năm 2005, vấn đề xã hội hóa đã được lãnh đạo Bệnh viện đặc biệt quan tâm, tiến hành đẩy nhanh các thủ tục cần thiết để thành lập Trung tâm Thận nhân tạo Việt Nhật. Trải qua quá trình phát triển, đến năm 2008 đã có 1 trung tâm với 25 máy thận và hơn 100 bệnh nhân mỗi năm, tương ứng trên 16.000.000 ca chạy, đem lại nguồn thu cho Bệnh viện và giải quyết đời sống cho cán bộ, công nhân viên của Khoa.

Từ những kinh nghiệm rút ra trong mô hình hoạt động xã hội hóa của Khoa Thận nhân tạo có thể giúp ích cho việc phát triển phương hướng xã hội hóa của Bệnh viện trong những năm tiếp theo. Theo đó, ngay từ khi thành lập, Khoa thận nhân tạo đã có đề án dưới sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Cục Y tế GTVT (Bộ GTVT), lãnh đạo Bệnh viện và đối tác là Công ty Đông Hữu cùng các chuyên gia trong ngành với tiêu chí phát triển bền vững và đúng luật pháp. Mặt khác, cơ chế giám sát đã phát huy hiệu quả, với mô hình Ban Điều hành thận nhân tạo có trách nhiệm giám sát về chất lượng chuyên môn, tài chính. Phát triển nguồn lực con người và công tác tổ chức bác sỹ, y tá, kĩ thuật viên phải theo đúng quy định của chuyên ngành thận nhân tạo. Bệnh viện và Khoa Thận thường xuyên gửi cán bộ tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, rèn luyện tay nghề và học thêm các chứng chỉ.

anh1
Khoa Thận nhân tạo Việt-Nhật, BV GTVT Hải Phòng

Quy chế chi tiêu nội bộ tại Khoa được xây dựng dựa trên thực tế, rõ ràng, minh bạch ngay từ khi thành lập và điều chỉnh từng năm cho phù hợp tình hình, với tiêu chí phát triển bền vững, có trọng điểm và chọn đối tác cần thiết, tránh đầu tư dàn trải. Khoa đang tập trung đầu tư máy móc cơ sở vật chất, nhân lực chất lượng cao nhằm mục đích nâng cao chất lượng lọc máu theo tiêu chuẩn ngày càng cao.

Trên cơ sở thành công của mô hình xã hội hóa Khoa Thận, Bệnh viện GTVT Hải Phòng đang tiếp tục nhân rộng mô hình này tại các Khoa Đông y, chuyên khoa ngoại, chuyên khoa lẻ…

Ý kiến của bạn

Bình luận