Xe buýt là giải pháp chiến lược giảm UTGT Thủ đô

Tác giả: Hoàng Hà

saosaosaosaosao
Giao thông 24h 16/02/2018 14:42

Năm 2017 đã đi qua, một năm nhìn lại với đầy những khó khăn thách thức, nhưng xe buýt Thủ đô vẫn tiếp tục đổi mới, phát triển và khẳng định mình trong mắt nhân dân Hà Nội.

 

xe buyt
 


Năm 2017, xe buýt Hà Nội tiếp tục triển khai nhiều giải pháp đồng bộ như cải thiện chất lượng phục vụ, đổi mới phương tiện, hợp lý hóa và phát triển mạng lưới, tăng cường quản lý và ứng dụng công nghệ…, nhờ vậy xe buýt Thủ đô tiếp tục thu hút người sử dụng dịch vụ, góp phần giảm sử dụng phương tiện cá nhân, giảm UTGT và TNGT.

Tính đến hết năm 2017, mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt Hà Nội có 110 tuyến, gồm 74 tuyến trợ giá; 10 tuyến không trợ giá; 9 tuyến kế cận và 17 tuyến thí điểm. Hạ tầng xe buýt gồm 2.725 điểm dừng đỗ, 370 nhà chờ, 97 điểm đầu cuối, 5 điểm trung chuyển và 1,3km đường dành riêng cho xe buýt. Tổng số phương tiện toàn mạng hiện có là 1.775 xe (buýt trợ giá 1.494 xe). Sản lượng các loại hình vận tải hành khách công cộng trong năm 2017 đạt 767,5 triệu lượt hành khách (trong đó, xe buýt đạt 441 triệu lượt hành khách), đáp ứng 13,8% nhu cầu đi lại, tăng 2,2% so với kế hoạch và tăng 02% so với năm 2016 .

Điểm mới của xe buýt Thủ đô trong năm qua là mở mới 18 tuyến buýt (tuyến BRT01, tuyến số 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107). Đặc biệt, mạng lưới xe buýt có trợ giá hiện nay đã phủ khắp 30 quận, huyện, thị xã thuộc Thành phố. Từ ngày 01/01/2017, Thành phố đã chính thức đưa vào vận hành tuyến buýt BRT01: Bến xe Yên Nghĩa - Kim Mã. Sau một năm vận hành, sản lượng hành khách vận chuyển được 4.988.585 lượt hành khách, ngày cao điểm đạt 17.465 lượt HK/ngày. Khách bình quân lượt cả năm đạt 40,1 HK/lượt. Đây là tuyến có sản lượng khách vé tháng cao nhất toàn mạng, có trên 23% khách bỏ phương tiện cá nhân sang sử dụng BRT.

Ông Nguyễn Hoàng Hải - Giám đốc Trung tâm Quản lý và Điều hành Giao thông đô thị cho biết, tính đến thời điểm này tổng số phương tiện đầu tư, thay mới trong năm 2017 là 328 xe, tăng 108% so với cùng kỳ năm 2016. Trong số phương tiện thay mới có 30 xe (tuyến 60A, 61 của Công ty Bảo Yến) đạt tiêu chuẩn khí thải Euro IV và 32 xe tuyến 03A của Transerco sản xuất theo tiêu chuẩn châu Âu (có hệ thống ca-bin độc lập cho lái xe, trang bị 3 bảng thông tin Led wifi miễn phí, hệ thống phần mềm quản trị GPS hiện đại, xe sàn thấp, hộp số tự động, động cơ Mercedes tiêu chuẩn).

Mục tiêu năm 2018 của xe buýt Thủ đô là mở mới 12 - 14 tuyến buýt (trong đó có 3 tuyến buýt sử dụng nhiên liệu CNG); phấn đấu tăng trưởng bình quân từ 5 - 7% sản lượng hành khách so với năm 2017; đầu tư mới 200 điểm dừng, 30 nhà chờ tạo điều kiện thuận tiện cho người dân tiếp cận xe buýt; tổ chức làn đường ưu tiên cho xe buýt trên trục Nguyễn Trãi - Trần Phú (Hà Đông). Từ nay đến cuối năm 2018 sẽ đưa vào vận hành tuyến City tour phục vụ du lịch, tuyến buýt kết nối với khu công nghệ cao Láng - Hòa Lạc và 3 tuyến buýt sử dụng nhiên liệu sạch CNG; triển khai thực hiện đăng ký vé tháng online từ ngày 27/6/2017; ngày 14/9/2017 đã ra mắt Trung tâm điều hành xe buýt thông minh của Transerco và phần mềm timbuyt.vn trên thiết bị di động; đang xây dựng phương án thí điểm thẻ vé trên tuyến BRT01.

Nhiệm vụ trên là rất nặng nề và là thách thức không nhỏ đối với mỗi CB, CNV xe buýt Thủ đô để từng bước thực hiện thành công Đề án “Nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025” đã được Thành phố thông qua. TP. Hà Nội đang tiếp tục đẩy mạnh hoạt động vận tải hành khách, trong đó có xe buýt để nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng phương tiện công cộng, đây là giải pháp quan trọng, chiến lược, lâu dài để giảm UTGT

Ý kiến của bạn

Bình luận