Xe chuyển hàng của UPS sẵn sàng đi đường xa hơn để rẽ phải

Ứng dụng 20/02/2017 06:29

Đồng nghĩa với việc quãng đường di chuyển sẽ dài hơn, có khi còn ngược lại với đích đến. Tại sao vậy?

 

ups-driver-1486616109127
Mỗi ngày, cùng với hàng ngàn công ty khác, UPS cũng phải giải bài toán về cách thức điều hướng các phương tiện của riêng mình. 

Có vẻ kì lạ, nhưng đúng là nhưng xe tải chở hàng cho hãng chuyển phát UPS không đi chọn những tuyến đường ngắn nhất để đi mỗi khi giao hàng. Công ty cho từng tài xế một chặng đường cụ thể, kèm theo một chỉ thị rõ rằng rằng họ không bao giờ được rẽ cắt đường của xe đi làn đối diện (tức là rẽ trái với những nước đi theo làn phải đường, và ngược lại) trừ trường hợp cực kì khẩn thiết.

Điều đó có nghĩa rằng đường giao hàng nhiều khi dài hơn lộ trình đáng lẽ nên có. Vậy cớ sao họ lại làm vậy?

Trong vấn đề toán học này, bạn được đưa cho một số điểm xuất phát và điểm đến nhất định, và bạn phải tìm ra con đường tốt nhất để đi tới đó. “Tốt nhất” ở đây vẫn thường được hiểu là quãng đường ngắn nhất.

Bài toán tìm đường này thường được sử dụng để giải quyết rất nhiều thứ, từ xử lý xe tải chuyển hàng trong các thành phố lớn cho tới gọi taxi. Khái niệm này lần đầu tiên được nêu ra bởi George Dantzig vào năm 1959. Hơn 50 năm sau, dù đã có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện, các nhà khoa học vẫn đang đi tìm một phương cách mới để giải quyết vấn đề này.

UPS đã không còn giải quyết vấn đề theo hướng tìm đường ngắn nhất nữa rồi, giờ đây họ tìm kiếm những tiêu chuẩn khác để tối ưu hóa chuyến hành trình của từng xe giao hàng. Một trong những cách thức giải quyết bài toán ấy là cố gắng tránh rẽ qua hướng giao thông đối diện.

Có thể điều này đồng nghĩa với việc xe giao hàng sẽ đi hoàn toàn ngược lại với điểm đến cuối cùng, nhưng nó giảm tỉ lệ tai nạn xuống và đồng thời loại bỏ được đoạn thời gian bị gián đoạn khi phải chờ lúc đường vắng thì mới qua đường được, bện cạnh đó họ lại tiết kiệm được cả xăng nữa.

UPS đã thiết kế nên một phần mềm dẫn đường cho phương tiện của riêng mình, cố gắng loại bỏ càng nhiều ngã rẽ trái càng tốt (tại những nước đi ở làn đường bên phải). Theo thống kê cho thấy, thông thường thì chỉ có 10% số ngã rẽ là về phía tay trái. Nhưng từng đó cũng đủ để công ty chuyển phát này khẳng định rằng với phương pháp định hướng đường đi này, mỗi năm họ tiết kiệm được 10 triệu gallon xăng (khoảng 45.460.900 lít xăng), thải ít hơn 22 tấn carbon dioxide so với bình thường và chuyển được nhiều hơn 350.000 chuyến hàng.

Hiệu quả của hệ thống định hướng đường đi này đã giúp UPS giảm được 1.100 xe tải, qua đó giảm được tổng quãng đường mà UPS phải di chuyển xuống 28,5 triệu dặm – mặc dù có thể quãng đường cho một số xe nhất định là nhiều hơn.

Quả thật bất ngờ, khi mà chỉ nội việc không rẽ trái thôi có thể tạo nên những hiệu ứng lớn như vậy, tiết kiệm được những khoản khổng lồ như vậy. Nhưng điều này không phải là không tưởng và những con số kia không phải là bịa đặt.

Thành công của chính sách chỉ rẽ về một hướng của UPS làm dấy lên câu hỏi, rằng tại sao ta lại không áp dụng cách thức này cho việc lái xe hàng ngày? Nếu như mọi người trên thế giới này đều làm vậy, khí thải ra môi trường sẽ giảm sút một cách đáng kể và có lẽ, việc tắc đường cũng sẽ không còn nữa.

Nhưng có một vấn đề rằng không phải mọi chuyến hành trình đều đột nhiên trở nên hiệu quả khi cứ áp dụng cách thức di chuyển này, và đa số người tham gia giao thông chỉ thay đổi thói quen di chuyển của mình khi họ thấy nó có lợi cho mình mà thôi.

Cũng như với mọi biện pháp làm giảm ô nhiễm và làm giảm ảnh hưởng của khí thải tới môi trường khác, nếu như mọi người đều làm vậy thì đã chẳng cần phải vận động làm gì, và cứ thế thì tự nhiên, thế giới sẽ tốt dần lên thôi. Nhưng trong cái “hệ thống hoàn hảo” ấy, một vài cá nhân không hợp tác thì mọi thứ sẽ đổ bể hết.

Nhưng cứ thử tính mà xem, nếu như chỉ UPS cũng tiết kiệm được cả chục triệu lít xăng mỗi năm, thì liệu cả một thành phố lớn hay thậm chí, cả một đất nước sẽ tiết kiệm được bao nhiêu tài nguyên.

Ý kiến của bạn

Bình luận