Chennai – Rameswaram, Ấn Độ
Cây cầu biển dài 2,06 km là một phần của tuyến đường sắt nối liền thành phố Chennai tới thị trấn hành hương Rameswaram, nằm trên đảo Pamban phía nam Ấn Độ. Cầu ray xe lửa Pamban là chiếc cầu đúc hẫng đầu tiên ở Ấn Độ, được xây dựng vào năm 1914 trên mặt biển Ấn Độ Dương.
Phần trung tâm cầu có thể mở ra để cho phép tàu và phà đi qua. Mặc dù được nâng đỡ bởi 145 trụ bê tông nhưng dòng hải lưu mạnh và lốc xoáy vẫn là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với cây cầu và tàu hỏa đi ngang qua.
Aso Minami, Nhật Bản
Aso Minami nối liền ga Takamori và ga Tateno là tuyến đường tàu nguy hiểm nhất Nhật Bản, do nó rất gần với ngọn núi lửa đang hoạt động lớn nhất của đất nước mặt trời mọc – núi Aso. Đường ray tàu được xây dựng ngay chân núi lửa nên hành khách thường xuyên nhìn thấy núi lửa phun trào. Trong suốt mùa thu, hành khách trên tàu có thể nhìn thấy những đám cháy trong rừng và hơi nóng bốc lên trên đỉnh núi lửa.
Tàu mũi quỷ Narizdel Diablo, Ecuador
Tàu mũi quỷ Narizdel Diablo là một đoạn đường ray dài 12 km nối liền Alausi và Simbambe, hai thị trấn thuộc dãy núi Andes ở Ecuador. Tuyến đường sắt này được xây dựng vòng quanh dãy núi Tổ kền kền vào năm 1902. Mũi của quỷ nằm ở độ cao gần 3000m so với mặt nước biển và được coi là một trong những tuyến đường sắt khó xây dựng nhất thế giới. Du khách có thể trải nghiệm những khoảng khắc nghẹt thở khi tàu từ từ lên dốc và gần như lao thẳng đứng xuống dưới từ độ cao 500m.
Tren a las Nubes, Argentina
Tren a las Nubes có nghĩa là “Çon tàu lên mây”. Đây là một tuyến xe lửa kéo dài 217 km ngang qua dãy núi Andes, khởi hành từ thị trấn Salta ở phía tây bắc Argentina đến thị trấn La Polvorilla ở biên giới Chile. Mở cửa từ năm 1948, con tàu này được xây dựng để phục vụ cho mục đích kinh tế-xã hội nhưng sau đó được chuyển thành tàu du lịch. Không ít hành khách cảm thấy chóng mặt khi đoàn tàu liên tục cua rẽ trên con đường sắt hình zigzag, xuyên qua 29 cây cầu, 21 đường hầm và 13 cây cầu cạn, bao gồm cả cây cầu cạn cao nhất nhất thế giới Polvorilla, nằm ở độ cao 4.220 m so với mặt nước biển.
Tuyến White Pass & Yukon, Mỹ
Tuyến đường sắt mang tên White Pass & Yukon được xây dựng vào năm 1900 để phục vụ cho việc khai thác vàng ở mỏ Klondike. Đường tàu nối liền thị trấn Skagway ở Alaska và thị trấn Whitehorse ở vùng Yukon đã bị đóng cửa vào năm 1982 do sự suy thoái của ngành công nghiệp khai khoáng. Đến năm 1988, tuyến đường sắt này được mở cửa trở lại để phục vụ du lịch. Ngồi trên chuyến tàu này, những hành khách ưa mạo hiểm có thể trải nghiệm cảm giác “sởn gai ốc” mỗi khi tàu vượt qua các mỏm đá cheo leo hoặc băng ngang qua những thác nước hùng vĩ.
Còn tiếp…
M. Phương (Theo Railway-Tech)
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.