Nếu việc triển khai thu phí tự động không dừng chậm trễ do lỗi của nhà đầu tư, BOT sẽ dừng thu phí. Ảnh: VGP. |
Theo Quyết định 19/2020/QĐ-TTg về thu phí tự động không dừng Thủ tướng Chính phủ, đối với các trạm thu phí đã lắp đặt hệ thống thu phí điện tử không dừng phải vận hành ngay việc thu phí điện tử không dừng. Đối với các trạm thu phí đang hoạt động, chưa lắp đặt hệ thống thu phí điện tử không dừng, chậm nhất đến ngày 31/12/2020 phải chuyển sang thu phí điện tử không dừng. Trong trường hợp đến thời điểm nêu trên, nếu việc triển khai thu phí tự động không dừng chậm trễ do lỗi của nhà đầu tư, BOT sẽ dừng thu phí.
Dự án thu phí tự động không dừng giai đoạn 2 có tổng số 33 trạm thuộc quản lý 22 nhà đầu tư BOT. Hiện tại, đã có 14 nhà đầu tư BOT thuộc dự án thu phí tự động không dừng giai đoạn ký hợp đồng dịch vụ, còn 8 nhà đầu tư chưa ký hợp đồng dịch vụ gồm: Công ty TNHH BOT Thái Nguyên - Chợ Mới (trạm cao tốc Thái Nguyên - Chợ Mới); Công ty cổ phần BOT 38 (Trạm QL38 đoạn Bắc Ninh - Hải Dương); Công ty cổ phần BOT Vietracimex 8 (Trạm QL2 tránh TP Vĩnh Yên); Công ty CP BOT cầu Thái Hà (Trạm cầu Thái Hà); Công ty CP đầu tư BOT Đèo Cả - Khánh Hòa (Trạm Ninh Lộc trên QL1); Công ty CPĐT Đèo Cả (DCIC) đang quản lý 3 trạm là Trạm Bàn Thạch, Trạm Hầm Đèo Cả, Trạm Hầm Cù Mông trên QL1); Công ty cổ phần BOT Quang Đức - Gia Lai (trạm Km1747, QL14); Công ty CP Đầu tư cầu Mỹ Lợi (Trạm cầu Mỹ Lợi, QL50).
Nguyên nhân chậm trễ chủ yếu do nhà đầu tư BOT yêu cầu sau khi có văn bản chấp thuận của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng tài trợ vốn cho dự án BOT mới bàn giao trạm thu phí cho nhà cung cấp dịch vụ lắp thiết bị; hoặc do cách tính doanh thu thu phí bị thất thoát do hành vi vi phạm của các bên...
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.