Áp dụng công nghệ tái sinh nguội tại chỗ cho đường giao thông nông thôn |
Tại Hội nghị giao ban quý III và kiểm điểm tiến độ, chất lượng công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ 9 tháng đầu năm 2016, Tổng cục trưởng Tổng cục ĐBVN Nguyễn Văn Huyện cho biết, công tác quản lý kết cấu hạ tầng giao thông được tăng cường, nhất là trong việc quản lý hành lang an toàn đường bộ, đường sắt; tổ chức giao thông, rà soát, điều chỉnh biển báo hiệu, tạo sự an toàn, thuận lợi cho các phương tiện tham gia giao thông. Kế hoạch bảo trì 2016 nhanh hơn so với các năm trước, tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ phê duyệt đầu tư công trình, đáp ứng tiến độ hoàn thành trước mùa mưa; phối hợp Bộ GTVT, Bộ Công an tổ chức thành công Hội nghị tổng kết thực hiện Kế hoạch số 12593 về phối hợp thực hiện tuần tra kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm chở hàng quá tải trọng của ô tô vận chuyển hàng hóa trên đường bộ. Công tác kiểm tra chất lượng, tiến độ các dự án sửa chữa định kỳ, quản lý và bảo dưỡng quốc lộ được đẩy mạnh, qua đó đã chấn chỉnh, xử lý nghiêm các vi phạm đối với chất lượng và các tồn tại trong bảo dưỡng thường xuyên quốc lộ. Công tác quản lý vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải, công tác bảo đảm trật tự ATGT tiếp tục được thực hiện có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.
Cùng với đó, Tổng cục ĐBVN tiếp tục hoàn thiện các số liệu cơ bản về thống kê ngành Đường bộ; phân loại hệ thống quốc lộ làm cơ sở xây dựng giá cước vận tải đường bộ. Công tác cải cách hành chính được triển khai quyết liệt, nhất là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các dịch vụ công trực tuyến; cung cấp dịch vụ cấp giấy phép lái xe quốc tế mức độ 4. Công tác giải ngân các nguồn vốn và quyết toán dự án hoàn thành, nhất là các dự án BOT được thực hiện tích cực theo chỉ đạo của Bộ GTVT.
Theo ông Lê Hồng Điệp - Vụ trưởng Vụ Quản lý, bảo trì đường bộ cho biết, 9 tháng đầu năm 2016, công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông được chú trọng, tăng cường, khai thác hiệu quả đảm kế hoạch đề ra trong đó có các biện pháp tăng cường kiểm tra chất lượng, tuần đường, xử lý kịp thời hư hỏng đáp ứng cơ bản yêu cầu vận tải đường bộ. Công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đã được các đơn vị thực hiện trên 21.000km quốc lộ, 741km đường cao tốc, hệ thống cầu, hầm và phà đảm bảo giao thông an toàn, thông suốt. Các tuyến đường mới đưa vào khai thác, các cục, sở GTVT đã đấu thầu theo quy định. Đến ngày 01/10/2016, toàn bộ hệ thống đã hoàn thành 75% khối lượng bảo dưỡng của năm, giá trị đạt 543 tỷ/KH là 723,6 tỷ.
Các dự án sửa chữa định kỳ có tổng mức giao 4.190 tỷ, các dự án sửa chữa đột xuất có tổng mức giao 102,8 tỷ đến nay cơ bản đã hoàn thành; giá trị thực hiện được nghiệm thu A-B đạt khoảng 4.124 tỷ. Khối lượng chính đã thực hiện đến thời điểm hiện tại đã gồm: Sửa chữa 257 cầu; sửa chữa trên 9,76 triệu m2 mặt đường, tương đương 1.394km đường rộng 7m; sửa chữa, bổ sung 34,6km cống và 384,47km rãnh; xây dựng, sửa chữa 230,320km hộ lan; bổ sung, thay thế 93.108 chiếc cọc tiêu, biển báo và xóa 61 điểm đen về ATGT.
Cùng với đó, Tổng cục đã chỉ đạo các cục quản lý đường bộ, sở GTVT tổ chức khắc phục kịp thời sạt lở, hư hỏng một số tuyến đường do ảnh hưởng của bão, lũ gây ra. Tổng giá trị khắc phục bước 1 ước đạt 210 tỷ đồng. Tổng cục phối hợp với đoàn chuyên gia Nhật Bản tại Dự án tăng cường năng lực bảo trì (GĐ2) để xây dựng chương trình quản lý mặt đường; đề nghị Chính phủ và các bộ cho miễn thuế nhập khẩu vật liệu từ Nhật Bản để thí điểm thi công vá “ổ gà”, trám vá vết nứt, làm lớp chống thấm mặt cầu; triển khai dự án ứng dụng công nghệ gia cố đất nền bằng vật liệu HRP, thay thế lớp móng đá dăm thực hiện thí điểm trên QL14C đoạn qua các tỉnh Tây Nguyên; ứng dụng công nghệ cào bóc tái sinh nguội tại các dự án sửa chữa đường bộ khi đáp ứng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. Sau khi Tiêu chuẩn bảo trì bằng lớp Microsufacing được ban hành vào tháng 6/2016 đã yêu cầu các cục QLĐB lựa chọn các đoạn đường phù hợp để triển khai áp dụng công nghệ bảo trì bằng vật liệu này.
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục ĐBVN Nguyễn Văn Huyện, bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục như: Về chuyên đề Bảo trì đường bộ, yêu cầu các đơn vị thực hiện và tham mưu cần nâng cao tinh thần trách nhiệm, có biện pháp, giải pháp sáng tạo, quyết liệt hơn trong công vụ, đặc biệt là công tác quản lý chất lượng, tiến độ và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông; thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm Quý IV năm 2016, tiếp tục duy trì hệ thống quốc lộ được an toàn, thông suốt và hoàn tất các thủ tục của các dự án có trong kế hoạch bảo trì 2017 ngay trong năm 2016, để khởi công vào đầu năm 2017.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.