Máy phay kết kợp với cào nền đường cũ được trộn xi măng theo tỉ lệ được phun ẩm tự động tạo lớp nền. |
Ngày 18/10, Tổng cục ĐBVN đã tổ chức triển khai thí điểm ứng dụng công nghệ cào bóc, gia cố tái sinh nguội tại chỗ trong công tác sửa chữa mặt đường cấp III trở xuống có lớp mặt đường nhựa các loại, tại tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn. Tham dự hội nghị có đại diện 20 Sở GTVT các tỉnh phía bắc và nhiều công ty quản lý bảo trì đường bộ.
Trao đổi với chúng tôi, Tiến sỹ Nguyễn Danh Hải cho biết: Công nghệ cào bóc tái sinh nguội tại chỗ sử dụng xi măng & xi măng kết hợp với nhũ tương nhựa đã được ứng dụng tại nhiều dự án cải tạo nâng cấp đường bộ như tuyến phố Hà Khê (Đà Nẵng), quốc lộ 14 B (TP. Đà Nẵng), Quốc lộ 1A qua thị trấn Tam Quang, Bình Định. Qua thời gian theo dõi phương pháp này đã thể hiện nhiều ưu điểm vượt trội so với phương pháp truyền thống như thay đổi độ cao ít, không tôn mặt đường nhiều, nhựa mịn. Bên cạnh đó, phương pháp này cho được đánh giá rất tiết kiệm vật liệu, rút ngắn thời gian thi công và không gây ô nhiễm môi trường. bên cạnh đó có nhiều mức độ lựa chọn tương ứng với mức độ hư hỏng của tuyến đường.
Lu rung chân cừu gia cố nền đường |
Lê Hồng Điệp, Vụ trưởng vụ Quản lý bảo trì đường bộ (Tổng cục Đường bộ Việt Nam), thực hiện chủ trương cơ giới hóa, hiện đại hóa công nghệ bảo trì đường bộ, thời gian vừa qua các doanh nghiệp có công nghệ mới, các giáo sư và các chuyên gia về đường bộ đã thí điểm ứng dụng công nghệ cào bóc, tái sinh mặt đường nhựa (bao gồm bê tông nhựa, láng nhựa, thấm nhập nhựa) bằng chất tái sinh và phụ gia mới có mức chi phí hợp lý. Giải pháp thi công khác biệt với thi công truyền thống, dây chuyền thiết bị thi công chuyên dùng với các tính năng tiến hành đồng thời các chức năng phá vụn kết cấu mặt đường cũ theo chiều sâu và trộn đều với chất gia cố thành hỗn hợp vật liệu gia cố theo tỷ lệ thiết kế.
Lớp mặt đường được hệ thống rải đá răm tự động kết hợp với lu mịn tạo lớp mặt đường êm thuận |
Tại tỉnh lộ 242 (xã Nhật Tiến, Hữu Lũng, Lạng Sơn) đoàn công tác của Tổng cục ĐBVN và 20 Sở GTVT đã được tham quan toàn bộ quy trình cào bóc tái sinh nguội tại chỗ sử dụng xi măng. Đường tỉnh 242 trước đây kết cấu mặt là đá dăm thấm nhập nhựa; tuy nhiên cho đến nay chỉ còn lớp móng đá, có nhiều chỗ bị lún phụt bùn túi đá nặng chỉ còn nền đường, hay mặt đường bị cao su. Nguyên nhân được cho là trên tuyến đường này có rất nhiều xe tải trọng lớn, thậm chí nhiều xe cơi nới chở quá tải chạy qua. Qua khảo sát chỉ riêng các loại xe có tải trọng lớn đã có khoảng 200 đến 300xe/ ngày đêm, chủ yếu là xe khau thác đá, chở hàng nặng đi qua cửa khẩu Lạng Sơn và các tỉnh trong khu vực. Đối với tuyến đường này liên danh nhà thầu Vitecroad và Vietraco đã sử dụng phương pháp gia cố và tái sinh nguội vật liệu tại chỗ sử dụng chất gia cố xi măng kết hợp với phụ gia hoặc xi măng kết hợp với nhũ tương nhựa.
Đánh giá về Công nghệ cào bóc tái sinh nguội tại chỗ sử dụng xi măng & xi măng kết hợp với nhũ tương nhựa, Giáo sư, Tiến sỹ Dương Học Hải cho biết: Đây là công nghệ của hiện tại và tương lai, với công nghệ này chúng ta không phải dùng vật hiệu mới mà tái sử dụng vật liệu cũ tránh tình trạng khai thác đá phá hoại môi trường. Bên cạnh đó công nghệ này còn khắc phục hư hỏng, nâng cấp để tuyến đường khai thác đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến thông suốt, độ cao mặt đường không nâng cao quá 5cm nên không ảnh hưởng đến các công trình thoát nước nên cầu cống chính trên tuyến giữ nguyên hiện trạng. “Việc ứng dụng công nghệ này với hệ thống máy móc hiện đại trong công tác bảo trì sẽ góp phần quan trọng để giảm chi phí và tăng cường tuổi thọ cho các tuyến đường” Giáo sư Tiến sỹ Dương Học Hải nhấn mạnh.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.