Ảnh: Tận mắt xem doanh nghiệp giao thông lớn nhất nước làm cao tốc Bắc-Nam xuyên 3 tỉnh

Tác giả: Đình Quang

saosaosaosaosao
Đường bộ 31/10/2022 14:06

Đến nay, khu vực thi công cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo đã trở thành một đại công trường với bạt ngàn máy móc và công nhân.

Ảnh: Tận mắt xem doanh nghiệp giao thông lớn nhất nước làm cao tốc Bắc-Nam xuyên 3 tỉnh - Ảnh 1.

Cuối tuần qua, PV Tạp chí Giao thông vận tải có dịp theo chân các cán bộ, kỹ sư của Tập đoàn Đèo Cả để tận mắt chứng kiến và cảm nhận khí thế thi công trên công trường xây dựng cao tốc Bắc - Nam đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo đi qua địa bàn 3 tỉnh: Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.

Ảnh: Tận mắt xem doanh nghiệp giao thông lớn nhất nước làm cao tốc Bắc-Nam xuyên 3 tỉnh - Ảnh 2.

Cảm nhận đầu tiên của chúng tôi là cảnh tượng công trường đã lột xác hoàn toàn. Bởi, cách đây khoảng một năm trước có mặt tại chính nơi đây, chúng tôi chỉ thấy bao la là đồi không mông quạnh. Nhưng đến nay, khu vực này đã trở thành một đại công trường với bạt ngàn máy móc, thiết bị và công nhân.

Ảnh: Tận mắt xem doanh nghiệp giao thông lớn nhất nước làm cao tốc Bắc-Nam xuyên 3 tỉnh - Ảnh 3.

Giữa đại công trường với hàng trăm đầu máy, thiết bị và cả nghìn công nhân đang hối hả làm việc, ông Đặng Tiến Thắng - Phó Tổng Giám đốc thường trực doanh nghiệp dự án (người đội mũ trắng, thứ 2 từ phải sang) cho biết, cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo được đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) do Tập đoàn Đèo Cả - Tổng công ty Đầu tư xây dựng 194 làm nhà đầu tư.

Ảnh: Tận mắt xem doanh nghiệp giao thông lớn nhất nước làm cao tốc Bắc-Nam xuyên 3 tỉnh - Ảnh 4.

Theo ông Thắng, sau hơn 1 năm tổ chức thi công, tính đến ngày 20/10/2022, khối lượng thi công toàn dự án đạt hơn 2.200 tỷ đồng (đạt 30% khối lượng), cơ bản đáp ứng tiến độ yêu cầu. Trong đó, phân đoạn do Tập đoàn Đèo Cả đảm nhiệm thi công (Km92+260-Km134+000) sản lượng đạt 1.418 tỷ đồng (đạt 31,19%), vượt 5% kế hoạch. Còn lại, phân đoạn do Tổng công ty Đầu tư xây dựng 194 thi công (Km54+000-Km92+260) đạt 789,55 tỷ đồng (đạt 26%).

Ảnh: Tận mắt xem doanh nghiệp giao thông lớn nhất nước làm cao tốc Bắc-Nam xuyên 3 tỉnh - Ảnh 5.

Trên công trường, tại phân đoạn Km92+260-Km134+000, Tập đoàn Đèo Cả đã huy động 1.500 cán bộ, công nhân và hơn 500 máy móc, thiết bị vào dự án phục vụ thi công. Trong đó, có rất nhiều thiết bị hiện đại được đầu tư mới nhằm phù hợp với các điều kiện địa chất thực tế tại dự án như: Thiết bị khoan hầm, giàn khoan xoay phá đá cứng thi công cọc nhồi, trạm nghiền, trạm trộn…

Ảnh: Tận mắt xem doanh nghiệp giao thông lớn nhất nước làm cao tốc Bắc-Nam xuyên 3 tỉnh - Ảnh 6.

Điểm nhấn của toàn dự án cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo là hầm Núi Vung dài hơn 2,2km. Hạng mục này thuộc phạm vi công việc của Tập đoàn Đèo Cả. Đây là công trình hầm xuyên núi lớn nhất tại các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1 (2017 - 2020).

Ông Đặng Tiến Thắng cho biết, để thi công hầm Núi Vung, Tập đoàn Đèo Cả đã đầu tư 6 thiết bị khoan mới. "Các mũi thi công chia nhau khoan núi 3 ca liên tục ngày đêm. Trung bình mỗi ngày các tổ thi công khoan được 4m. Đến nay, Tập đoàn Đèo Cả đã khoan được 1.200m chiều dài, dự kiến đến tháng 3/2023 sẽ thông hầm", ông Thắng chia sẻ.

Ghi nhận của PV Tạp chí Giao thông vận tải cho thấy, mô hình quản lý dự án ở cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo được Tập đoàn Đèo Cả sắp xếp, bố trí rất tinh gọn, hiệu quả. Tại đây, bộ máy nhận sự được tổ chức theo mô hình hợp nhất, ban điều hành dự án điều hành hoạt động các khối doanh nghiệp dự án, thi công để quản lý tập trung, chỉ đạo thống nhất trong triển khai công việc, tiết giảm chi phí.

"Cam Lâm - Vĩnh Hảo được Tập đoàn Đèo Cả xây dựng trở thành trung tâm đào tạo, huấn luyện nâng cấp các các kỹ năng chuyên môn theo chiến lược tăng trưởng tập trung. Ở đây, các chương trình đào tạo văn hoá, thi lái xe lái máy giỏi nâng cao tay nghề làm căn cứ nâng bậc lương,… được tổ chức thường xuyên và bài bản",
Ông Nguyễn Tấn Đông - Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả
Ảnh: Tận mắt xem doanh nghiệp giao thông lớn nhất nước làm cao tốc Bắc-Nam xuyên 3 tỉnh - Ảnh 10.

Công trường được sắp xếp tập trung để thuận tiện quản lý, bố trí hệ thống camera giám sát tại các dây chuyền sản xuất, kho bãi và trạm nhiên liệu,... nhằm kiểm soát, hạn chế tiêu cực, tinh giảm các bộ máy gián tiếp về hành chính, bảo vệ, thủ kho, hậu cần.

Ảnh: Tận mắt xem doanh nghiệp giao thông lớn nhất nước làm cao tốc Bắc-Nam xuyên 3 tỉnh - Ảnh 11.

Toàn bộ các vị trí trọng yếu thi công trên công trường đều được lắp đặt hệ thống camera giám sát (xoay 360 độ) và kết nối về ban điều hành dự án và các điểm cầu khác. "Lãnh đạo Tập đoàn có thể ngồi ở văn phòng Hà Nội hay TP.Hồ Chí Minh đều có thể xem trực tiếp quá trình thi công của các mũi trên tuyến để đưa ra chỉ đạo", ông Đặng Tiến Thắng chia sẻ.

Ảnh: Tận mắt xem doanh nghiệp giao thông lớn nhất nước làm cao tốc Bắc-Nam xuyên 3 tỉnh - Ảnh 12.

Thông tin về những vướng mắc dự án đang gặp phải, ông Thắng cho biết, thời gian qua, giá nhiên liệu và các loại vật liệu thiết yếu như: Xi măng, sắt thép, xăng dầu, vật liệu nổ,… vượt qua dự phòng của dự án, gây khó khăn cho doanh nghiệp dự án, nhà thầu thi công. Doanh nghiệp dự án đã đề nghị cơ quan nhà nước bổ sung nội dung hợp đồng khi chỉ số giá xây dựng trong thời gian thực hiện dự án lớn hơn chỉ số giá để tính dự phòng thì được điều chỉnh các loại vật liệu thiết yếu: Xi măng, sắt, xăng dầu và vật liệu nổ, kinh phí này do nhà đầu tư bỏ ra và được điều chỉnh vào thời gian thu phí của dự án.

Video: Ông Đặng Tiến Thắng - Phó Tổng Giám đốc thường trực doanh nghiệp dự án chia sẽ về những khó khăn trong quá trình triển khai cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Ảnh: Tận mắt xem doanh nghiệp giao thông lớn nhất nước làm cao tốc Bắc-Nam xuyên 3 tỉnh - Ảnh 14.

Đồng thời, trong hợp đồng dự án chưa có hạng mục trạm dừng nghỉ, tiếp nhiên liệu,... tạo ra nhiều bất cập trong việc thi công, quản lý vận hành đồng bộ. "Nhà đầu tư kiến nghị Bộ GTVT giao nhà đầu tư tiếp tục triển khai hạng mục này, nhằm bảo đảm hoàn thành đồng bộ, thông suốt dự án vào cuối năm 2023", ông Thắng đề xuất và cho biết thêm, doanh nghiệp dự án cũng đề nghị cơ quan chức năng xem xét điều chỉnh thiết kế áo đường, đặc biệt là bê tông nhựa lớp C12,5 phù hợp với điều kiện khí hậu.

Ảnh: Tận mắt xem doanh nghiệp giao thông lớn nhất nước làm cao tốc Bắc-Nam xuyên 3 tỉnh - Ảnh 15.

"Mặc dù gặp những khó khăn như trên nhưng nhà đầu tư xác định nhiệm vụ của mình là phải hoàn thành dự án đạt chất lượng, đúng cam kết tiến độ. Suốt thời gian thực hiện, Ban điều hành luôn nhận được sự quan tâm sát sao của Hội đồng quản trị, chúng tôi quyết tâm đẩy nhanh tiến độ về đích trước hẹn 3 tháng như cam kết. Với sự chuẩn bị rất chủ động tại Cam Lâm - Vĩnh Hảo, chúng tôi đã sẵn sàng cho các công việc tại các dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 khi được giao nhiệm vụ. Trên cơ sở máy móc thiết bị đã sẵn sàng, nhân sự được đào tạo bài bản, mô hình quản lý khoa học,… có thể bù lại những vấn đề mà các nhà thầu phải đối mặt như trượt giá, tổng mức đầu tư rất sát như hiện nay", ông Thắng chia sẻ.

Dự án cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo dài 78,5km, giai đoạn hoàn chỉnh đầu tư quy mô 6 làn xe, nền đường rộng 32,35m. Trước mắt, dự án phân kỳ đầu tư giai đoạn 1 quy mô 4 làn xe, nền đường 17m, vận tốc thiết kế 80km/h. Điểm nhấn của dự án là xây dựng hầm Núi Vung dài 2,2 km, lớn thứ 4 cả nước sau hầm Hải Vân, Đèo Cả, Cù Mông với quy mô 3 làn xe, bề rộng hầm 14m.

Dự án có tổng vốn đầu tư 8.925 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn nhà đầu tư khoảng 3.786 tỷ đồng (vốn chủ sở hữu khoảng 1.030 tỷ đồng, vốn vay khoảng 2.756 tỷ đồng); nguồn vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án khoảng 4.199 tỷ đồng. Dự án do liên danh Tập đoàn Đèo Cả - TCT Xây dựng 194 - Công ty cổ phần xây dựng Đèo Cả làm nhà đầu tư, thời gian hoàn thành xây dựng vào quý 3/2024.