Liên hệ quảng cáo
Video toàn cảnh triển khai thi công dự án cao tốc Cần Thơ - Hậu Giang.
Dự án thành phần đoạn Cần Thơ - Hậu Giang thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025, do Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư là 10.370,74 tỷ đồng (trong đó chi phí giải phóng mặt bằng là 1.956,46 tỷ đồng).
Tuyến cao tốc có điểm đầu giao với tuyến nối đường Nam Sông Hậu - Quốc lộ 1 - TP. Cần Thơ, điểm cuối giao với cao tốc Hậu Giang - Cà Mau với tổng chiều dài tuyến khoảng 37,65km.
Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận cho biết, sản lượng thi công dự án thành phần đoạn Cần Thơ - Hậu Giang hiện đạt gần 8,5%, chậm so với kế hoạch. Trên công trường, các nhà thầu đang tiến hành đào hữu cơ, cắm bấc thấm, đắp cát và thi công đường công vụ. Phần cầu đã triển khai thi công được 21/40 cầu (trong đó 2/40 cầu chuẩn bị mặt bằng đóng cọc thử, 19/40 cầu đang đang đóng cọc đại trà, 8/40 cầu đang thi công kết cấu phần dưới, 3/40 cầu đang sản xuất dầm).
Vướng mặt bằng hộ dân tại điểm thi công trên nút giao QL1A qua địa phận tỉnh Hậu Giang.
Nhà thầu tập trung thi công phần cầu vượt nút giao trên tuyến
Một công nhân đang thi công phần thân trụ
Việc chậm bàn giao mặt bằng khiến nhà thầu chưa thể triển khai thi công đồng bộ các hạng mục.
Các nhà thầu đang đẩy mạnh triển khai thi công nhằm bù lại tiến độ bị hụt do vướng GPMB
Ông Trần Hải Bắc, Giám đốc điều hành liên danh nhà thầu Công ty Trường Sơn Nam (thuộc Tổng công ty Trường Sơn) cho biết: "Nhà thầu triển khai thi công 14,5km trên tuyến, phần thi công của đơn vị đang vướng mặt bằng của 11 hộ dân và một khu du lịch sinh thái Việt Úc. Đặc biệt tại nút giao IC5 Quốc lộ 61, ấp 9, xã Vị Thắng, huyện Vị Thuỷ, tỉnh Hậu Giang, nhà thầu gặp khó khăn trong thi công do vướng đường điện cao thế đi qua đỉnh trụ cầu T3".
Toàn cảnh nút giao IC5.
Công ty Trường Sơn Nam huy động máy móc, thiết bị, nhân lực đảm bảo tiến độ thi công.
Trạm trộn bê tông được tăng cường bằng phương tiện thuỷ.
Phần đường trên tuyến đang được đắp vải địa và chờ cát đắp gia tải.
Việc thiếu nguồn cát đắp đang ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công tại dự án.
Vướng mặt bằng tại khu du lịch Việt Úc khiến nhà thầu chưa thể triển khai thi công.
Trước những khó khăn của dự án, Ban QLDA Mỹ Thuận kiến nghị Bộ GTVT tiếp tục có ý kiến với UBND các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long ưu tiên nguồn vật liệu cát cấp cho dự án; trong đó tỉnh An Giang có kế hoạch hỗ trợ nhà thầu tiếp tục tiếp nhận 1,1 triệu m3 từ 4 mỏ đã bố trí cho dự án ngay trong tháng 8/2023 và sớm triển khai thủ tục đối với 2,2 triệu m3 như dự kiến tại văn bản 795/UBND-KTN ngày 03/7/2023 để đảm bảo đủ 3,3 triệu m3 trong năm 2023; tỉnh Đồng Tháp quan tâm sớm bố trí 0,5 triệu m3 cát từ nguồn tăng công suất các mỏ đang khai thác trong tháng 8/2023 như dự kiến; tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp quan tâm hỗ trợ các thủ tục để hoàn thiện hồ sơ cấp quyền khai thác các mỏ mới ngay trong tháng 8 và tháng 9/2023.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.