Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu độ giãn nở (ĐGN) và sự thay đổi khối lượng trong các điều kiện phơi nhiễm sunfat khác nhau của các loại bê tông hạt nhỏ (BTHN). Hai nhóm BTHN cấp 45 MPa và 35 MPa có tỉ lệ nước - chất kết dính (N/CKD) tương ứng là 0,32 và 0,36 được sử dụng trong nghiên cứu. Mỗi cấp bê tông gồm 3 loại: BTHN đối chứng (không sử dụng PGK), BTHN sử dụng 40% xỉ lò cao nghiền mịn (40%XL) và BTHN sử dụng kết hợp 35%XL và 20%TB (35%XL+20%TB). Các mẫu bê tông được phơi nhiễm trong môi trường sunfat magie (MgSO4) nồng độ 10% ở 3 điều kiện: ngập hoàn toàn mẫu, ngập 2/3 mẫu và theo chu kỳ 1 ngày ướt 2 ngày khô. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở điều kiện phơi nhiễm theo chu kỳ 1 ngày ướt 2 ngày khô, ĐGN và sự tăng khối lượng của các mẫu BTHN lớn nhất so với điều kiện ngập hoàn toàn và ngập 2/3 mẫu. Loại BTHN sử dụng 35%XL+20%TB cho kết quả giãn nở và sự tăng khối lượng nhỏ nhất so với BTHN đối chứng và BTHN sử dụng 40%XL.
Diễn đàn khoa họcCát nhiễm mặn có trữ lượng lớn và rất nhiều chủng loại ở miền Trung Việt Nam. Những nghiên cứu gần đây về bê tông hạt nhỏ tập trung sử dụng hàm lượng cốt liệu cát nhiễm mặn cao để giảm lượng cát tự nhiên. Nghiên cứu này tập trung về khảo sát các đặc tính cơ học của bê tông hạt nhỏ sử dụng cát nhiễm mặn và xỉ lò cao thay thế xi măng trong thành phần bê tông hạt nhỏ. Các thử nghiệm cường độ chịu nén, cường độ ép chẻ, cường độ chịu kéo khi uốn và độ mài mòn được thực hiện. Kết quả cường độ chịu nén 28 ngày tuổi đạt từ 50 MPa, cường độ chịu kéo khi uốn đạt từ 7 MPa, độ mài mòn thấp hơn 0,3 g/cm2. Bê tông hàm lượng tro bay cao này có thể đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật của bê tông mặt đường cấp cao.
Diễn đàn khoa họcBài báo trình bày kết quả từ thực nghiệm hiện trường về cường độ nén, ép chẻ và khả năng chống thâm nhập clorua của các loại bê tông hạt nhỏ (BTHN) cấp 35 MPa và 45 MPa, thí nghiệm được thực hiện trên các mẫu đúc trong phòng, mẫu đúc và mẫu khoan ngoài hiện trường ở 7 và 28 ngày. Trong thành phần của BTHN sử dụng tổ hợp 35% xỉ lò cao (XL) và 20% tro bay (TB). Mặt đường BTHN thi công ngoài hiện trường được bảo dưỡng (BD) bằng cách phủ lớp cát dày 5 cm và tưới nước giữ ẩm trong 3 điều kiện: 7 ngày, 10 ngày và 14 ngày. Các mẫu bê tông đúc ngoài hiện trường được BD ẩm cùng điều kiện với mặt đường. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, phương pháp BD ẩm có ảnh hưởng đáng kể đến cường độ và khả năng chống thâm nhập clorua của mặt đường BTHN ngoài hiện trường, thời gian BD ẩm càng dài thì cường độ của bê tông càng cao và độ thấm clorua càng thấp. Cường độ yêu cầu của BTHN thi công ngoài hiện trường ở các điều kiện BD ẩm khác nhau đều đạt yêu cầu so với cường độ thiết kế.
Diễn đàn khoa họcNghiên cứu này trình bày nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của hàm lượng tro bay thay thế xi măng đến cường độ và co ngót của bê tông hạt nhỏ (BTHN), các yếu tố về hàm lượng tro bay thay thế và ngày tuổi của bê tông sẽ được xét đến trong nghiên cứu này. Các tính chất về cường độ và co ngót của bê tông sẽ được nghiên cứu với các hàm lượng tro bay thay thế là 10, 20 và 30%. Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, biến dạng co ngót của bê tông cát giảm khi hàm lượng tro bay thay thế tăng ở các ngày tuổi (2 ,3 ,5 ,7 ngày) tương tự cường độ chịu nén và kéo khi uốn của bê tông cũng giảm khi hàm lượng tro bay thay thế tăng. Ở 14, 28 và 56 ngày tuổi ta thấy rằng, với hàm lượng tro bay thay thế là 20% là tối ưu nhất để biến dạng co ngót là nhỏ nhất.
Diễn đàn khoa học