Ảnh hưởng của hàm lượng tro bay thay thế đến cường độ và co ngót của bê tông hạt nhỏ

Diễn đàn khoa học 20/05/2021 09:55

Nghiên cứu này trình bày nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của hàm lượng tro bay thay thế xi măng đến cường độ và co ngót của bê tông hạt nhỏ (BTHN), các yếu tố về hàm lượng tro bay thay thế và ngày tuổi của bê tông sẽ được xét đến trong nghiên cứu này. Các tính chất về cường độ và co ngót của bê tông sẽ được nghiên cứu với các hàm lượng tro bay thay thế là 10, 20 và 30%. Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, biến dạng co ngót của bê tông cát giảm khi hàm lượng tro bay thay thế tăng ở các ngày tuổi (2 ,3 ,5 ,7 ngày) tương tự cường độ chịu nén và kéo khi uốn của bê tông cũng giảm khi hàm lượng tro bay thay thế tăng. Ở 14, 28 và 56 ngày tuổi ta thấy rằng, với hàm lượng tro bay thay thế là 20% là tối ưu nhất để biến dạng co ngót là nhỏ nhất.

Tác giả: TS. NGUYỄN ĐÌNH HẢI
              TS. TRẦN ANH TUẤN
              Trường Đại học Giao thông vận tải

3-1

Đường biểu diễn thành phần hạt của cát

Bê tông xi măng là một loại vật liệu được sử dụng rất rộng rãi trong xây dựng các công trình xây dựng nói chung và dân dụng nói riêng. Các tính chất của bê tông xi măng đã được nghiên cứu một cách đầy đủ như tính công tác, cường độ chịu nén, cường độ chịu kéo khi uốn... để sử dụng cho mục đích thiết kế các công trình nhằm đảm bảo các yêu cầu về chịu lực. Tuy nhiên, trên thực tế, ngoài các tính chất cơ bản kể trên, bê tông còn có thể bị suy thoái bởi nhiều nguyên nhân khác như tấn công hóa học, nhiệt độ cao, co ngót, từ biến...

Như ta đã biết, hiện tượng co ngót luôn xảy ra trong bê tông ngay sau khi đổ, trong suốt quá trình đóng rắn và sau khi đã hóa rắn [3,12,13]. Các tác hại của co ngót đã được ghi nhận như gây ra các ảnh hưởng xấu cho công trình như làm bê tông xuất hiện vết nứt giảm khả năng chịu lực, giảm khả năng bảo vệ tạo điều kiện cho các yếu tố xâm thực tấn công cốt thép... Đặc biệt, trong quá trình đóng rắn, co ngót của bê tông sẽ gây nứt bê tông và thậm chí gây hư hại cho kết cấu [2,3], ví dụ như hiện tượng co ngắn cột trong nhà cao tầng và siêu cao tầng gây ảnh hưởng lớn đến các cấu kiện chịu lực ngang như hệ dầm sàn.

Ngày nay, BTHN ngày càng được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi tại nước ta do các ưu điểm về kinh tế - xã hội cũng như kĩ thuật mà nó mang lại [4]. Ảnh hưởng của tro bay đến tính chất cơ học và một số tính chất liên quan đến độ bền của loại bê tông này đã được nghiên cứu tương đối đầy đủ [1,4], tuy nhiên do kích thước cốt liệu của loại bê tông nhỏ hơn so với bê tông truyền thống nên hiện tượng co ngót xảy ra với loại bê tông này thông thường bất lợi hơn. Do vậy, nghiên cứu thực nghiệm xác định ảnh hưởng của hàm lượng tro bay thay thế đến co ngót của bê tông sử dụng cốt liệu nhỏ là hết sức có ý nghĩa.

Nghiên cứu này được trình thành 4 phần: Phần 2 trình bày các vật liệu chế tạo và phương pháp thí nghiệm, phần 3 trình bày phương pháp thiết kế thành phần bê tông và các thực nghiệm xác định tinh chất của BTHN các quy trình thực nghiệm, các kết quả thực nghiệm sẽ được minh họa bằng các biểu đồ và bình luận ở phần 4, phần cuối cùng tác giả sẽ đưa ra một số kết luận và kiến nghị.

Mời độc giả xem nội dung đầy đủ bài khoa học tại đây

Ý kiến của bạn

Bình luận