Lắp lưới chặn rác thải ở đường ống xả nước, tại sao không? |
Ô nhiễm rác thải hiện đang là một trong những vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Nó không chỉ gây nguy hiểm tới con người mà còn phá hủy hệ sinh thái động vật hoang dã.
Hiện trên thế giới, tại các khu độ thị và các thành phố lớn, người ta đang nghĩ ra vô số cách để xử lý rác thải sao cho thật tiết kiệm và thông minh, thế nhưng để sáng tạo ra một phương pháp vô cùng đơn giản mà lại hiệu quả như thành phố Kwinana, Australia dưới đây thì quả là đáng học hỏi.
Đây thực sự là một phương pháp xử lý rác thải mà nơi nào cũng nên tham khảo và áp dụng. |
Cụ thể, vào mùa hè vừa qua, chính quyền thành phố Kwinana đã thử nghiệm lắp đặt một hệ thống lưới chặn rác ở các cống thoát nước quanh khu vực Henley, có tác dụng ngăn các loại rác thải nhựa, vật thể rắn, v.v... tràn ra ngoài môi trường qua đường nước thải.
Chỉ sau khi cài đặt và thử dùng 4 tháng, hệ thống xử lý rác thải kiểu Úc trên đã tỏ rõ sự hiệu quả, ngăn chặn được tới 370kg rác thải rắn làm ảnh hưởng tới môi trường. Mỗi khi lưới đã chứa quá nhiều rác, chúng sẽ được đem đi bằng cần cẩu và thay thế cái mới, rác thải sau đó sẽ được phân loại để tái chế tại các nhà máy.
Thú vị hơn, cái "bẫy rác" này cũng tốn rất ít chi phí để lắp đặt, chỉ vào khoảng 20.000 USD. Nếu so sánh với việc thuê nhân công để nhặt rác thì chắc chắn sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền bạc, công sức, từ đó nhận được sự ủng hộ lớn của người dân Úc.
Hơn nữa hệ thống lọc rác cũng không hề gây hại tới động vật hoang dã, bởi chưa từng trường hợp nào không may bị mắc vào lưới. Các loài vật cũng có thêm môi trường sống, nguồn nước của chúng cũng được giữ sạch và không còn bị ô nhiễm như trước.
Cái "bẫy rác" này cũng tốn rất ít chi phí để lắp đặt, chỉ vào khoảng 20.000 USD. |
Bài chia sẻ về cách xử lý rác được đăng tải trên fanpage thành phố Kwinana đã thu hút được sự chú ý lớn của internet.
Tới nay, sau khi chia sẻ cách xử lý rác vô cùng đặc biệt của mình lên Facebook, trang fanpage của thành phố Kwinana đã thu hút được tới 88.000 lượt thích, hơn 4.000 bình luận và 184.000 lượt chia sẻ, cho thấy sự lan tỏa về một phương pháp giữ sạch môi trường thông minh, tiết kiệm và hiệu quả là mạnh mẽ đến thế nào.
Đây thực sự là một mô hình xử lý rác thải mà mọi nơi trên thế giới có thể tham khảo và học hỏi.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.