Cận cảnh Xa lộ Hà Nội vừa được đổi tên thành đường Võ Nguyên Giáp

Tác giả: Mỹ Lệ

saosaosaosaosao
Giao thông 24h 12/07/2023 13:31

Theo UBND TP.HCM, việc đổi tên Xa lộ Hà Nội thành đường Võ Nguyên Giáp nhằm ghi nhận và tri ân công lao to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Đường Xa lộ Hà Nội hiện nay đang được đơn vị thi công và mở rộng với dự án Mở rộng Xa lộ Hà Nội và Quốc lộ 1 (đoạn từ cầu Sài Gòn đến nút giao Tân Vạn).

Ảnh: Cận cảnh đường Xa lộ Hà Nội được đổi tên thành đường Võ Nguyên Giáp - Ảnh 1.

Đường Xa lộ Hà Nội đi qua khu vực trung tâm của Thành phố Thủ Đức hiện hữu

Điểm đầu kết nối với Dự án đầu tư xây dựng cầu Sài Gòn 2; điểm cuối kết nối với cầu Đồng Nai mới. Tổng chiều dài 15,7km, trong đó trục đường chính trên địa bàn thành phố dài 13,3km và 2,4km thuộc địa bàn tỉnh Bình Dương với tổng mức đầu tư 4.905,857 tỷ đồng. Nhà đầu tư được quản lý và thu phí giao thông trên Xa lộ Hà Nội. Trạm thu phí được đặt trên tuyến ngay khi vừa qua cầu Rạch Chiếc.

Ảnh: Cận cảnh đường Xa lộ Hà Nội được đổi tên thành đường Võ Nguyên Giáp - Ảnh 2.

Thi công đường song hành trên tuyến đoạn cầu vượt Trạm 2 và Suối Tiên

Ảnh: Cận cảnh đường Xa lộ Hà Nội được đổi tên thành đường Võ Nguyên Giáp - Ảnh 3.

Khu vực đường song hành trên tuyến đoạn từ Ngã tư Thủ Đức về cầu Rạch Chiếc đã được thông xe

Ảnh: Cận cảnh đường Xa lộ Hà Nội được đổi tên thành đường Võ Nguyên Giáp - Ảnh 4.

Trạm thu phí trên tuyến Xa lộ Hà Nội

Ảnh: Cận cảnh đường Xa lộ Hà Nội được đổi tên thành đường Võ Nguyên Giáp - Ảnh 5.

Khu vực cầu Sài Gòn, tuyến đường kết nối vào trung tâm TP.HCM

Xa Lộ Hà Nội giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong việc kết nối các khu vực tam giác kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Biên hòa và Bình Dương. Hàng hóa sẽ thuận lợi trung chuyển liên tục từ các quận và huyện vào trung tâm TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời đây là tuyến giao thông huyết mạch của cửa ngõ phía Đông, với lượng phương tiện lưu thông rất lớn.

Ảnh: Cận cảnh đường Xa lộ Hà Nội được đổi tên thành đường Võ Nguyên Giáp - Ảnh 6.

Đường Xa lộ Hà Nội là một trong những tuyến tuyến giao thông trọng điểm của TP.HCM, là cửa ngõ phía Đông kết nối nhiều khu công nghiệp quan trọng

Ảnh: Cận cảnh đường Xa lộ Hà Nội được đổi tên thành đường Võ Nguyên Giáp - Ảnh 7.

Ngã tư Thủ Đức - Khu vực điểm cuối tuyến đường Võ Nguyên Giáp tính từ cầu Sài Gòn sau khi Xa lộ Hà Nội được đổi tên

                      

Ảnh: Cận cảnh đường Xa lộ Hà Nội được đổi tên thành đường Võ Nguyên Giáp - Ảnh 8.

Khu vực Xa lộ Hà Nội kết nối vào Khu công nghệ cao TP.HCM

Ngược về thời điểm mới xây dựng, Xa lộ Hà Nội là con đường nối liền TP. Hồ Chí Minh và Biên Hoà, Đồng Nai được xây dựng từ năm 1957 đến năm 1961.

Con đường này dài 31km, bắt đầu từ cầu Điện Biên Phủ, kết thúc là giao cắt Quốc lộ 1A tại ngã 3 Chợ Sặt (Biên Hòa).

Ảnh: Cận cảnh đường Xa lộ Hà Nội được đổi tên thành đường Võ Nguyên Giáp - Ảnh 9.

Khu vực hầm chui và cầu vượt Ngã ba 621, đi thẳng tuyến sẽ kết nối vào TP. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai

Ban đầu tuyến đường có tên là Xa lộ Biên Hòa. Trước năm 1975, cung đường này thuộc Quốc lộ 1. Sau ngày Giải phóng, Xa lộ Biên Hòa được đổi tên thành Quốc lộ 52 (từ khu du lịch Suối Tiên đến cầu Sài Gòn). Năm 1984, nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng Thủ đô, UBND TP. Hồ Chí Minh đặt tên cho Quốc lộ 52 là Xa lộ Hà Nội.

Sáng 12/7, HĐND TP.HCM thống nhất đổi tên Xa lộ Hà Nội (đoạn từ cầu Sài Gòn đến Ngã tư Thủ Đức) thành đường Võ Nguyên Giáp.

Cụ thể: Xa lộ Hà Nội đoạn từ cầu Sài Gòn đến ngã tư Thủ Đức dài 7,79km, trong đó đoạn từ cầu Sài Gòn đến Ngã tư Bình Thái dài 5,9km, lộ giới 153,5m. Đoạn từ Ngã tư Bình Thái đến Ngã tư Thủ Đức dài 1,89km, lộ giới 113,5m. Phần Xa lộ Hà Nội còn lại sẽ kéo dài từ Ngã tư Thủ Đức tới ranh giới tỉnh Đồng Nai.

Theo UBND TP.HCM, việc đổi tên Xa lộ Hà Nội thành đường Võ Nguyên Giáp nhằm ghi nhận và tri ân công lao to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Đồng thời, việc đổi tên này sẽ hình thành một trục đường xuyên suốt gồm: Xa lộ Hà Nội - Võ Nguyên Giáp - Điện Biên Phủ, tạo nên sự gắn kết sự kiện lịch sử với nhân vật lịch sử.

Ý kiến của bạn

Bình luận