Thi công dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2017 - 2020 đoạn Mai Sơn - QL45 |
Áp dụng cơ chế chỉ định thầu rút ngắn tiến độ cao tốc Bắc - Nam
Ngoài 10 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 đang triển khai thi công, Bộ GTVT đang rốt ráo đốc thúc các ban quản lý dự án, cục, vụ liên quan khẩn trương hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ để chuẩn bị đầu tư 12 dự án thành cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025.
Đáng chú ý, theo Nghị quyết 18 ngày 11/2/2022 của Chính phủ, các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025 sẽ áp dụng cơ chế chỉ định thầu. Cụ thể, Bộ trưởng Bộ GTVT và người có thẩm quyền được áp dụng hình thức chỉ định thầu trong 2 năm 2022 và 2023 đối với các gói thầu tư vấn liên quan đến dự án, gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, gói thầu đến bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư.
Trong khi đó, Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định chỉ định thầu trong 2 năm 2022 và 2023 đối với gói thầu xây lắp các dự án thành phần, kèm theo yêu cầu tiết kiệm tối thiểu 5% giá trị dự toán gói thầu (không bao gồm chi phí dự phòng) và các gói thầu quan trọng khác nếu thấy cần thiết về tư vấn liên quan đến dự án, gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, gói thầu thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư trên cơ sở đề xuất của Bộ trưởng Bộ GTVT và kết quả thẩm định của Bộ KH&ĐT.
Theo thông tin của Tạp chí Giao thông vận tải, đến thời điểm này, Bộ GTVT đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ đối với công tác chỉ định thầu các gói thầu xây lắp và các gói thầu quan trọng khác thuộc thẩm quyền chỉ định thầu của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, Bộ GTVT cũng đã có văn bản gửi Bộ KH&ĐT đề nghị hướng dẫn thực hiện.
Phải nói thẳng, việc cho phép áp dụng cơ chế chỉ định thầu đối với dự án quan trọng, cấp bách như cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025 là rất cấp thiết và là chủ trương hoàn toàn đúng đắn của Chính phủ. Bởi, khi áp dụng cơ chế chỉ định thầu sẽ rút ngắn nhiều thời gian do không phải tổ chức đấu thầu.
“Áp dụng cơ chế chỉ định thầu thì thời gian từ khâu thiết kế đến thi công của mỗi dự án sẽ rút ngắn khoảng 6 - 8 tháng so với tổ chức đấu thầu. Cùng đó, nhà thầu sẽ chủ động được công việc, do trong quá trình chờ các khâu trình duyệt, doanh nghiệp vẫn có thể triển khai song song một số bước tiếp theo. Trong khi, nếu tổ chức đấu thầu, các nhà thầu không thể chủ động thực hiện các bước chuẩn bị dẫn tới kéo dài thời gian thực hiện”, ông Phạm Hữu Sơn, Tổng giám đốc TEDI chia sẻ.
Theo lộ trình dự kiến của Bộ GTVT, công tác tổ chức khảo sát, lập, thẩm định, phê duyệt dự án các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025 sẽ hoàn thành trước ngày 30/6/2022. Tiếp đến, công tác khảo sát, lập, thẩm định, phê duyệt thiết kỹ thuật, dự toán hoàn thành trước ngày 11/12/2022. Cuối cùng, công tác lựa chọn nhà thầu để khởi công dự án trước ngày 31/12/2022.
Nhìn vào lộ trình trên, rõ ràng công đoạn lựa chọn nhà thầu để thi công 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025 sẽ diễn ra trong thời gian rất ngắn. Tuy nhiên, công tác này lại đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến sự thành bại của các dự án, bởi chọn được nhà thầu đủ năng lực, kinh nghiệm, dự án sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả. Ngược lại, để lọt những nhà thầu yếu kém, hậu quả sẽ khôn lường.
Thi công cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2017 - 2020 đoạn Phan Thiết - Dầu Giây |
Doanh nghiệp lớn tăng vốn đón đầu cơ hội trên cao tốc Bắc - Nam
Mặc dù, các tiêu chí chỉ định thầu cho các dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025 chưa được ban hành nhưng nhiều chuyên gia trong lĩnh vực đấu thầu đã dự báo, các tiêu chí này sẽ xoay quanh năng lực, kinh nghiệm thực hiện các hợp đồng tương tự, tiếp đến là năng lực tài chính của các doanh nghiệp tham gia sẽ được đặc biệt quan tâm trong giai đoạn tới.
“Cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025 là công trình trọng điểm quốc gia, việc lựa chọn nhà thầu cho các dự án này có ý nghĩa sống còn đối với sự thành bại của cả dự án. Dứt khoát, cơ quan có thẩm quyền không thể để lọt những nhà thầu yếu kém, không đủ năng lực, kinh nghiệm và tài chính tham gia thi công dự án trọng điểm này. Do đó, trách nhiệm của những người cầm cân nảy mực trong cuộc thầu này rất quan trọng”, một chuyên gia trong lĩnh vực đấu thầu chia sẻ.
Xét về năng lực, kinh nghiệm thực hiện các hợp đồng tương tự của các doanh nghiệp trong nước có đủ khả năng tham gia thi công các gói thầu quy mô lớn thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025 theo dự báo không nhiều, có thể kể đến như: CIENCO4, Đèo Cả, VINACONEX, Phương Thành, Tổng công ty xây dựng Trường Sơn, Trung Nam, Trung Chính,… Tuy nhiên, khi xét về năng lực tài chính thì số lượng doanh nghiệp đáp ứng được lại càng ít.
Trong diễn biến mới nhất, để gia tăng sức mạnh tài chính, đón đầu cơ hội việc làm tại cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025, một doanh nghiệp thuộc diện lớn nhất trong lĩnh vực xây dựng cơ bản giao thông là Tập đoàn CIENCO4 (MCK: C4G) đã phát hành thành công hơn 112,3 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu để tăng gấp đôi vốn điều lệ, lên gần 2.250 tỷ đồng.
“Việc tăng vốn không chỉ giúp CIENCO4 tăng tiềm lực tài chính, đón đầu cơ hội trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi sau đại dịch Covid-19 mà đây còn được xác định là nguồn vốn lưu động có sẵn để CIENCO4 sẵn sàng nhập cuộc vào các dự án giao thông trọng điểm, nhất là dự án cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2021 – 2025”, ông Nguyễn Tuấn Huỳnh, Tổng giám đốc CIENCO4 chia sẻ với Tạp chí GTVT.
Theo ông Huỳnh, tiêu chí chỉ định nhà thầu các dự án thành phầncao tốc Bắc - Nam hiện chưa được xây dựng cụ thể, song, đợt tăng vốn vừa qua thể hiện sự sẵn sàng tham gia và quyết tâm đảm bảo tiến độ dự án của CIENCO4 khi được lựa chọn. “Thành công của một dự án bên cạnh chất lượng nhân lực, năng lực tổ chức thi công, dòng tiền huy động vật tư, thiết bị cũng đóng vai trò mấu chốt”, ông Huỳnh nói.
“Với hàng loạt các dự án đã triển khai có hiệu quả và tiềm lực tài chính, CIENCO4 tự tin sẽ vượt qua những khó khăn đang bủa vây các dự án giao thông, quyết tâm đưa các dự án cao tốc trọng điểm cán đích đúng tiến độ nếu được Chính phủ, Bộ GTVT tin tưởng lựa chọn”, ông Huỳnh khẳng định.
Theo TS. Đinh Trọng Thịnh - chuyên gia kinh tế, khi áp dụng chỉ thầu cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025, cơ quan có thẩm quyền cần đưa ra các tiêu chí chi tiết, cụ thể, gồm: Năng lực tài chính, công nghệ thiết bị thi công và các dự án nhà thầu ứng tuyển đã thực thi.
Đặc biệt về năng lực tài chính, nếu không đảm bảo yếu tố này, nhà thầu sẽ không thể triển khai thi công, đảm bảo tiến độ dự án. Để lựa chọn nhà thầu đủ năng lực cần xét sâu đến nội lực xem tài sản sở hữu thế nào, năng lực có thể vay tài chính đến đâu.
“Trong quá trình xét chọn, bên cạnh những nhà thầu có sẵn nội lực, nhà thầu đi vay tài chính để tham gia dự án cũng phải được yêu cầu chứng minh tài sản, đảm bảo vấn đề vay vốn thực hiện dự án là khả thi. Thời điểm hiện tại, việc phát hành bổ sung cổ phiếu một số doanh nghiệp đang thực hiện cũng là một giải pháp quan trọng để nguồn lực tài chính được tốt hơn”,
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.