Phát triển đô thị cần nghiên cứu và gắn với phát triển hạ tầng giao thông |
Thời gian qua, GTĐT tại các thành phố lớn có bước phát triển vượt bậc, làm thay đổi đáng kể bức tranh đô thị, góp phần phát triển kinh tế, từng bước nâng cao văn hóa, văn minh GTĐT. Trong quá trình hội nhập sâu rộng vào WTO và gia nhập các thỏa thuận đa và song phương khác, cùng với quá trình đô thị hóa và cơ giới hóa nhanh đã phát sinh một số vấn đề gây khó khăn không nhỏ cho các thành phố lớn. Tuy nhiên, hầu như các đô thị loại đặc biệt chưa có chiến lược phát triển giao thông, phát triển bền vững (PTBV) GTĐT; quy hoạch GTVT ở các thành phố lớn hầu hết do tư vấn nước ngoài tiến hành, tư vấn trong nước chỉ tham gia hoặc xây dựng sau đó nên cũng có hạn chế. Khi xuất hiện vấn đề ở GTĐT, người ta thường tìm nguyên nhân ở các chính sách, chiến lược, quy hoạch phát triển GTĐT và các giải pháp, biện pháp đã, đang và sẽ thực hiện. Vì vậy, ngoài tính thời sự, cấp thiết thì cần phải có nghiên cứu chuyên sâu về chiến lược phát triển GTVT, PTBV GTĐT.
Các chiến lược, chính sách phát triển (bền vững) GTĐT
Xu hướng PTBV GTĐT: Là PTBV về kết cấu hạ tầng (KCHT) giao thông, vận tải đô thị, công nghiệp GTVT đô thị và về 5 mặt: Kinh tế, xã hội, môi trường, tài chính và quản lý (thể chế). Về kinh tế: Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, giảm chi phí đầu tư xây dựng, khai thác KCHT GTĐT, hợp lý hóa vận tải phục vụ phát triển đô thị. Về xã hội: Tạo thuận lợi cho việc đi lại, dễ tiếp cận, an toàn, tiện lợi, phù hợp với mọi đối tượng, bảo đảm công bằng, hạn chế tác động tiêu cực. Về môi trường: Giảm ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái, hạn chế phát thải của phương tiện giao thông, giảm tiếng ồn và sử dụng hợp lý đất đai. Về tài chính: Bảo đảm khả năng cấp vốn ổn định, huy động các nguồn vốn đầu tư. Về quản lý: Xây dựng, thực hiện văn bản QPPL, chính sách phát triển GTĐT phục vụ quản lý nhà nước, kinh tế, xã hội đô thị. Phát triển bền vững đang là mục tiêu chiến lược cho toàn cầu, trong đó khái niệm phát triển đô thị bền vững có thể được hiểu là mối quan hệ hữu cơ, mật thiết giữa kinh tế - văn hóa - xã hội, môi trường, kết cấu hạ tầng và quản lý đô thị.
Phương pháp tiếp cận liên kết (tích hợp) là chiến lược phát triển tổng thể KCHT GTĐT, vận tải hành khách công cộng với chiến lược phát triển đô thị và liên kết về thể chế. Tổng hợp các chiến lược phát triển hệ thống GTĐT là khuyến khích các khu vực đô thị nên dựa trên nền tảng vận tải công cộng theo hệ thống thứ bậc có tính đồng bộ cao; quản lý, kiểm soát sử dụng xe cá nhân (xe máy, xe ô tô con), nâng cao nhận thức về ATGT; đường đô thị phải được tạo thành mạng lưới, người sử dụng đường phải có nghĩa vụ trả phí sử dụng để bảo trì. Chiến lược PTBV GTĐT nằm trong chiến lược phát triển GTĐT lâu dài. Chúng tôi sử dụng ma trận SWOT để xây dựng các chiến lược phát triển GTĐT, bao gồm các chiến lược S-O, S-T, W-O và W-T và được tóm tắt tại bảng sau:
Các chính sách, giải pháp phát triển GTĐT
Chính sách phát triển VTHKCC kết hợp với quản lý sự phát triển của phương tiện cá nhân: Phát triển vận tải hành khách công cộng đến đâu thì kiểm soát, hạn chế phương tiện cá nhân đến đó; có lộ trình thông báo trước nhiều năm. Khi vận tải công cộng thuận tiện, giá rẻ thì dân tự động bỏ phương tiện cá nhân;
Chính sách ứng dụng khoa học công nghệ trong GTĐT hiện đại: Áp dụng khoa học công nghệ, ITS, GPS, bản đồ số trong điều hành, tổ chức giao thông; thu phí tự động; đèn điều khiển giao thông hoạt động theo “làn sóng xanh”, phân làn “mềm” (thay đổi khi cần). Trung tâm điều hành giám sát, điều khiển giao thông bằng camera, màn hình; xử lý vi phạm qua hình ảnh (phạt nguội, cài biên lai vào kính xe);
- Xây dựng các cảng cạn ICD, trung tâm logistics, đầu mối trung chuyển hành khách, hàng hóa phục vụ đô thị lớn. Kết nối đường sắt đô thị, vận tải công cộng với cảng hàng không quốc gia, quốc tế;
- Sử dụng phương tiện giao thông thân thiện với môi trường: Xe điện, xe động cơ điện, hai loại nhiên liệu, đường sắt nhẹ chạy điện, xe chạy bằng nhiên liệu sạch: LPG, CNG, E5…;
- Xây dựng các khu đô thị thông minh (trước mắt ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, gắn liền các tiện ích, siêu thị, trường học, bệnh viện…) với mạng giao thông hiện đại, kết nối với trung tâm thành phố, liên vùng và với quốc gia, quốc tế.
Trong quá trình hội nhập sâu rộng, phát triển GTĐT phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố vĩ mô, vi mô, trong nước và ngoài nước. Quy trình xây dựng chiến lược, chính sách phát triển GTVT phức tạp, kéo dài, do nhiều cơ quan, tổ chức tiến hành, do đó cần có sự phối hợp chặt chẽ, tích cực của nhiều tổ chức, cá nhân liên quan (các nhà khoa học, chuyên gia) trong và ngoài Ngành. Vì vậy, cần phân định rõ sự chủ trì, phối hợp tích cực, chặt chẽ của các tổ chức, cá nhân liên quan và quan tâm đến lĩnh vực
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.