Chở hàng quá khổ sẽ bị xử phạt như thế nào?

Tác giả: Thu Hà

saosaosaosaosao
Hỏi đáp 28/09/2021 13:40

Trên đường ta gặp nhiều trường hợp chở hàng quá khổ cồng kềnh, chiếm hết phần lớn làn đường, gây khó khăn thậm chí gây nguy hiểm cho các phương tiện khác.

img-bgt-2021-xe-tai-cho-hang-cong-kenh-1623628514-
Hai xe tải chở hàng quá khổ, cồng kềnh, không chằng buộc.

Hình ảnh cho thấy, 2 chiếc xe tải chở hàng quá khổ không thành, không mui, chở các ống đường kính đến cả mét, dài hết ngang xe.

Nhưng đáng nói là chúng được xếp chồng lên nhau thành 2 tầng cao ngất ngưởng, ống ở tầng 2 thì xếp “thò ra, thụt vào”, trông rất không an toàn, dễ lệch tải, chưa kể không được chằng buộc.

Hoặc trường hợp xe máy chở hàng cồng kềnh, quá khổ hiên ngang đi trên đường, khiến những ngừi tham gia giao thông trên đường bức xúc. Gây mất an toàn giao thông cho người đi đường.

0959_75486042_818897131859190_3380818962001428480_

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với các phương tiện chở hàng cồng kềnh như sau:

Đối với xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô

Tại điểm a, khoản 1, Điều 24 Nghị định 100 quy định: Phạt tiền từ 600.000 - 800.000 đồng đối với người điều khiển ô tô tải vận chuyển hàng hóa không chằng buộc hoặc có chằng buộc nhưng không chắc chắn.

Còn điểm b, khoản 4 và điểm a, khoản 9, Điều 24 quy định, chở hàng vượt quá chiều cao xếp hàng cho phép đối với xe ô tô tải bị phạt tiền từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng. Ngoài ra, còn bị tước quyền sử dụng GPLX từ 1 - 3 tháng.

Ngay cả chủ phương tiện cũng bị xử phạt theo điểm c, khoản 8, Điều 30 vì lỗi giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm chở hàng quá chiều cao. Mức phạt là từ 4.000.000 - 6.000.000 đồng đối với cá nhân; từ 8.000.000 - 12.000.000 đồng đối với tổ chức.

Đối với xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:

Nếu người điều khiển xe máy chở hàng có kích thước lớn hơn kích thước cho phép sẽ bị xử phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt cụ thể như sau:

- Phạt tiền 400.000-600.000 đồng đối với người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; chở người đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác tại điểm k, khoản 3, điều 6.

Trong trường hợp gây tai nạn giao thông, người điều khiển phương tiện còn bị tước GPLX 3-5 tháng tại điểm điểm c, khoản 10, điều 6.

Ý kiến của bạn

Bình luận