Hàng trăm kilogam nguyên liệu làm mứt phơi ngay cạnh nhà vệ sinh tại làng nghề Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Ảnh: Minh Châu. |
Qua các vụ việc vi phạm, nói lên điều gì trong công tác quản lý hiện nay?
Tôi phải thừa nhận rõ ràng nguồn lực phục vụ cho công tác quản lý còn rất thiếu nên những đơn vị được giao quản lý ATTP còn những khó khăn, nhưng cái đấy không thể là lý do để bao biện. Trong khi chúng ta đang thiếu nguồn lực thì người tiêu dùng phải tham gia cùng với các cơ quan chức năng, một là tẩy chay sản phẩm không bảo đảm, hai là đấu tranh với các hành vi vi phạm, tố cáo đến cơ quan chức năng. Một điều tra xã hội học có câu hỏi tại sao khi phát hiện ra các hành vi vi phạm mà lại không đấu tranh thì 85% trả lời là ngại va chạm, sợ tố giác không giải quyết được vấn đề gì!
Thưa ông, vụ việc xử lý mứt bẩn tại phường Xuân Tảo (Bắc Từ Liêm) cho thấy có tình trạng “nhờn” luật?
“Khi xử lý vi phạm chúng tôi cũng chịu rất nhiều sức ép, cả nhắn tin đe dọa, cả dùng cấp trên ép xuống, nhưng chúng tôi dứt khoát sẽ làm. Riêng năm 2015 chỉ có 7 cán bộ thanh tra của Cục nhưng mà tôi xử phạt 261 công ty, số tiền phạt gần 5 tỷ đồng, thu hàng trăm giấy phép”. |
Đó là do xử lý chưa triệt để. Nhiều người nói chế tài không đủ mạnh nhưng tôi cho không phải như thế. Chúng ta cho mức phạt tối đa đến 200 triệu về xử phạt vi phạm hành chính. Trường hợp mức phạt 200 triệu đồng chưa tương xứng hành vi vi phạm thì luật cho phép phạt gấp 7 lần số hàng hóa vi phạm. Có nghĩa nếu hàng hóa vi phạm có giá trị 1 tỷ thì cho phạt 7 tỷ đồng. Sự việc tại phường Xuân Tảo đâu phải không đủ chế tài.
Khi tôi trực tiếp đi kiểm tra tại địa bàn phường Xuân Tảo thấy mứt bí, đu đủ được phơi tràn lan trên nền bạt dính lẫn đất, cát và ngay cạnh nhà vệ sinh lộ thiên. Ngoài ra còn có hệ thống xe đẩy, thùng chứa nguyên liệu cáu bẩn xếp tầng lớp. Hỏi phường Xuân Tảo xem đã phạt tới 200 triệu chưa? Nếu chưa phạt như thế, chưa quyết liệt như thế thì chắc chắn các hành vi vi phạm tương tự sẽ còn. Chúng ta chưa có quy định trong vấn đề ATTP xử lý đối với những cán bộ, công chức được giao chức năng mà làm không đến nơi đến chốn, nhưng chúng ta có luật công chức, viên chức. Trong vụ Xuân Tảo, UBND quận phải căn cứ vào luật công chức để xem xét.
Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục ATTP, Bộ Y tế. |
Mỗi năm số cán bộ địa phương bị xử lý liên quan tới ATTP là bao nhiêu, thưa ông?
Tôi không nắm được, nhưng tôi biết nếu có thì rất ít, cùng lắm chỉ xét đến tiêu chuẩn lao động tiên tiến! Ví dụ có đơn vị đi thanh tra, biết những cơ sở chưa đủ giấy chứng nhận về vệ sinh mà vẫn cung cấp suất ăn công nghiệp, mà chỉ nhắc nhở. Khi nhắc nhở cũng không theo đến nơi đến chốn nên xảy ra ngộ độc và tôi có văn bản gửi cho lãnh đạo địa phương đó yêu cầu phải có biện pháp xử lý vì rõ ràng cái đó là thiếu trách nhiệm trong kiểm tra, giám sát ở tuyến cơ sở.
Như vậy là pháp luật đang bị vô hiệu hóa bởi tình trạng “nể nang”, thưa ông?
Chắc chắn hiệu quả rất thấp. Tôi cho rằng một phần nể nang, một phần do trình độ cán bộ.
Ngoài sự nể nang, theo ông có sự bao che không?
Dứt khoát có nhưng để chỉ ra hành vi bao che thì không dễ.
Ông có thể cho biết kết quả xử lý vi phạm thực phẩm trong dịp Tết này ra sao?
Từ cuối tháng 11 năm 2015, Ban Chỉ đạo liên ngành T.Ư về ATTP đã ban hành kế hoạch 1066 bảo đảm ATTP tết Bính Thân và lễ hội xuân 2016. Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu khi thanh tra, kiểm tra có kết hợp với lấy mẫu và chỉ đạo các đơn vị được giao kiểm nghiệm phải ưu tiên nguồn lực để ra kết quả sớm với các mẫu. Vừa qua, Thái Bình đã phát hiện ra những cơ sở sản xuất rượu chưa có giấy chứng nhận, chưa công bố tiêu chuẩn. Tôi yêu cầu dừng ngay và xử lý.
Cảm ơn ông.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.