Tai nạn xảy ra chủ yếu trên các lối đi tự mở (25 vụ) và dọc hai bên hành lang đường sắt (27 vụ). Nguyên nhân chủ yếu do người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ khi đi qua đường sắt không chú ý quan sát hoặc cố tình vượt qua đường sắt.
Chẳng hạn như tại Nghệ An, từ đầu năm tới nay đã xảy ra 4 vụ TNGT đường sắt, tập trung tại hai điểm đen lối đi tự mở. Điểm đen thứ nhất tại Km299+625 (khu gian Mỹ Lý - Quán Hành) thuộc địa bàn xã Nghi Yên, Huyện Nghi Lộc đã xảy ra 2 vụ tai nạn vào ngày 4-5 và ngày 22-5, làm 1 người bị chết và 1 người bị thương. Điểm đen thứ hai tại Km267+500 (khu gian Cầu Giát - Yên Lý) thuộc địa bàn xã Diễn Trường, Huyện Diễn Châu đã xảy ra 2 vụ tai nạn vào ngày 11-2 và ngày 10-4.
Đáng nói, hai điểm đen nói trên đã có từ lâu, chính quyền địa phương cùng các đơn vị đường sắt khu vực đã rào chắn chỉ cho xe máy đi qua nhưng người dân vẫn tiếp tục phá rào để mở rộng cho ô tô đi qua.
Ngày 23/5 vừa qua, Chi nhánh Khai thác Đường sắt Nghệ Tĩnh đã cùng đại diện Ban ATGT tỉnh Nghệ An và các đơn vị chức năng khác xuống tận nơi xảy ra tai nạn tại huyện Nghi Lộc và đề xuất hai phương án khắc phục, giảm thiểu tai nạn qua điểm đen. Phương án thứ nhất, huyện Nghi Lộc phải rào thu hẹp lại để khoảng 80cm chỉ để xe máy qua lại. Phương án thứ hai là địa phương phải cử người cảnh giới tại lối đi tự mở này.
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho hay, trên mạng lưới đường sắt quốc gia hiện có hơn 3.600 lối đi do người dân tự mở. Những vụ tai nạn đường sắt không chỉ gây ra thương vong về người mà còn làm ảnh hưởng tới lịch trình các đoàn tàu và hỏng hóc một số đầu máy, toa xe, phương tiện giao thông đường bộ... Vì vậy, để đảm bảo an toàn tính mạng cho chính bản thân cũng như đảm bảo an toàn cho những chuyến tàu, mỗi người khi đi qua đường sắt cần nâng cao ý thức, dừng lại chú ý quan sát cả hai phía.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.