Tổng cục trưởng Tổng cục ĐBVN Nguyễn Văn Huyện cùng đoàn công tác thị sát công trình sử dụng công nghệ cào bóc gia cố và tái sinh nguội tại chỗ |
Hiện nay, Bộ GTVT đã ban hành các quyết định về “Chỉ dẫn kỹ thuật thi công nghiệm thu lớp vật liệu gia cố tái chế nguội tại chỗ”. Các quyết định đang được coi là pháp lý để áp dụng rộng rãi trong các dự án cải tạo, sửa chữa, nâng cấp đường ô tô. Tuy nhiên, với kết quả thực nghiệm công nghệ gia cố và tái chế nguội tại một số tuyến tỉnh lộ, nông thôn do UBND tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Tổng cục ĐBVN và các nhà thầu thi công đã góp phần thúc đẩy việc điều chỉnh mở rộng phạm vi ứng dụng công nghệ gia cố và tái chế tại chỗ để áp dụng nhiều cấp đường, phù hợp với mức độ hư hỏng, đặc tính vật liệu tại chỗ.
TS. Nguyễn Danh Hải - Viện trưởng Viện Xây dựng hạ tầng cho biết: Về ưu điểm của công nghệ cào bóc tái sinh là giá thành rẻ, thi công nhanh, chất lượng tốt và dễ kiểm tra chất lượng, áp dụng được với mọi tuyến đường, từ đường giao thông nông thôn đến quốc lộ và đường đô thị, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, sử dụng công nghệ này còn tạo ra cường độ mặt đường đạt được yêu cầu cao hơn yêu cầu kỹ thuật. Với công nghệ này không phải dùng vật liệu mới mà tái sử dụng vật liệu cũ, tránh tình trạng khai thác đá, phá hoại môi trường; khắc phục nhanh tuyến đường hư hỏng; có thể vừa thi công vừa khai thác mà vẫn đảm bảo ATGT trên tuyến thông suốt; độ cao mặt đường không nâng cao quá 5cm nên không ảnh hưởng đến các công trình thoát nước nên cầu cống chính trên tuyến giữ nguyên hiện trạng. Tuy nhiên, để đạt được yêu cầu cao cần phải thực hiện nghiêm ngặt quy trình. |
Để đưa giải pháp hữu ích vào thực tiễn và phát huy hiệu quả nguồn vốn bảo trì đường bộ, Bộ GTVT và Tổng cục ĐBVN đang có nhiều chỉ đạo quyết liệt để các cấp quản lý chuyên ngành, các cấp quản lý dự án, doanh nghiệp cùng vào cuộc.
Hiên nay, Bộ GTVT đã chỉ đạo Viện Khoa học và Công nghệ GTVT hoàn thiện các chỉ dẫn kỹ thuật thiết kế thi công và nghiệm thu lớp vật liệu gia cố và tái chế nguội tại chỗ trên cơ sở sẽ điều chỉnh và mở rộng phạm vị áp dụng công nghệ, cụ thể:
- Yêu cầu kỹ thuật: Được điều chỉnh và thống nhất chung chỉ số cường độ chịu lực phù hợp với lưu lượng và tải trọng phương tiện lưu thông qua tuyến đường;
- Với chiều dày lớp vật liệu gia cố tái chế để phục vụ công tác thiết kế kết cấu: Được điều chỉnh từ 10cm đến 30cm hoặc > 3 lần đường kính hạt lớn nhất;
- Với vật liệu tại chỗ: Điều chỉnh và mở rộng phạm vi áp dụng đối với vật liệu cũ tại chỗ với thành phần hạt có đường kính max đến 60mm;
- Với chất gia cố kết dính: Mở rộng và điều chỉnh sử dụng chất gia cố tái chế gồm xi măng kết hợp với các loại phụ gia, các loại nhũ tương nhựa hoặc xi măng kết hợp với nhựa đường được tạo bọt (bi-tum bọt);
Từ năm 2017 đến nay, Tổng cục ĐBVN đã có nhiều văn bản chỉ đạo thúc đẩy các cơ quan quản lý chuyên ngành, các đơn vị tư vấn thiết kế, cụ thể:
- Tìm hiểu và nghiên cứu các lợi ích của công nghệ gia cố tái chế tại chỗ;
- Tất cả các dự án bảo trì đường bộ đều phải nghiên cứu điều kiện áp dụng công nghệ gia cố tái chế và lập phương án so sánh với phương pháp truyền thống;
- Hồ sơ mời thầu khuyến khích áp dụng công nghệ cào bóc tái chế nguội tại chỗ, tuy nhiên không được quy định mà chỉ được phép sử dụng một loại vật liệu hay thiết bị cụ thể;
- Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, đổi mới thiết bị thi công và công nghệ bảo trì đường bộ.
Ngày 19/01/2018, tại Hội nghị Báo cáo tổng kết và Kiểm tra công trình ứng dụng công nghệ gia cố tái chế sau một năm đưa vào khai thác, Tổng cục trưởng Tổng cục ĐBVN Nguyễn Văn Huyện đánh giá cao việc áp dụng công nghệ cào bóc gia cố và tái sinh nguội tại chỗ của Sở GTVT tỉnh Lạng Sơn. Theo Tổng cục trưởng, trong điều kiện hiện nay khi nguồn vốn cho công tác duy tu bảo trì ít thì công nghệ này có thể đáp ứng được yêu cầu “vừa tốt, vừa rẻ”.
Tổng cục trưởng cũng mong muốn tất cả các sở GTVT trong cả nước mạnh dạn áp dụng công nghệ này cho các tuyến đường đang quản lý nhằm phục vụ tốt nhất việc đi lại của nhân dân.
Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Huyện khẳng định: “Công nghệ cào bóc tái sinh nguội thành công giúp cho ngành Đường bộ có nhiều con đường tốt, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân”.
Ý kiến chỉ đạo của Tổng cục trưởng Tổng cục ĐBVN là thông điệp của năm 2018 cho việc đổi mới công nghệ và công tác quản lý trong lĩnh vực bảo trì đường bộ để nguồn vốn Quỹ Bảo trì đường bộ do người dân đóng góp được sử dụng hữu ích hơn nữa
Cùng với việc khảo sát, điều tra lưu lượng tải trọng, mức độ hư hỏng của nền, móng, mặt đường và đặc tính vật liệu tại chỗ của các tuyến đường, các chuyên gia đưa ra 02 phương án lựa chọn:- Giải pháp cho lớp móng: Gia cố tái chế lại bằng việc phá kết cấu cũ, sáo sới trộn vật liệu tại chỗ với các chất kết dính gồm “Xi măng kết hợp với các loại phụ gia hoặc các loại nhũ tương nhựa”; - Giải pháp cho lớp mặt: Chức năng bảo vệ cho lớp móng, đảm bảo lưu thông êm thuận và tăng cường thêm cường độ chịu tải;- Phương pháp tiếp cận bằng việc phối kết hợp giải pháp lớp móng và lớp phủ mặt sẽ được giải pháp tối ưu nhất thỏa mãn các mục tiêu đặt ra về “Cường độ - cao độ - tiến độ - môi trường - giá thành”. |
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.