Chiếc siêu máy tính của Daimler và Google đang nghiên cứu sử dụng con chip tên Bristlecone |
Trong xu thế phát triển công nghệ, cụ thể ngành ô tô đang hướng tới cách mạng công nghiệp 4.0. Nhu cầu đòi hỏi phải có những chiếc “siêu máy tính” cùng với các hệ thống máy chủ đủ mạnh, đủ nhanh là tất yếu để giải quyết các vấn đề phức tạp khi chiếc xe hơi ngày càng thông minh, tích hợp càng nhiều nhiều tính năng.
Mới đây, Daimler hợp tác với Google với vai trò đối tác chiến lược để cùng nhau nghiên cứu máy tính lượng tử (siêu máy tính) cùng với đó thoả thuận hợp tác trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ di động toàn diện trên xe hơi với Google. Sáng kiến này hoàn toàn phù hợp với tầm nhìn của Daimler về phục vụ khách hàng trong tương lai không chỉ là nhà sản xuất xe mà còn là nhà cung cấp dịch vụ di động toàn diện.
Theo đó, máy tính lượng tử (còn gọi là siêu máy tính) là một thiết bị tính toán sử dụng trực tiếp các hiệu ứng của cơ học lượng tử như tính chồng chập và tính rối lượng tử để thực hiện các phép toán trên dữ liệu đưa vào. Máy tính lượng tử có phần cứng khác hẳn với máy tính kỹ thuật số hiện nay.
Trong khi máy tính kỹ thuật số đòi hỏi dữ liệu phải được mã hóa thành các chữ số nhị phân (bit), mà mỗi số được gán cho một trong hai trạng thái nhất định (0 hoặc 1) thì tính toán lượng tử sử dụng các qubit (bit lượng tử) mà chúng có thể ở trong trạng thái chồng chập lượng tử. Hiểu một cách đơn giản, máy tính lượng tử có khả năng xử lý dữ liệu cực nhanh, dung lượng cực lớn có thể đáp ứng những đòi hỏi phức tạp nhất.
Nhiều chương trình thực nghiệm và nghiên cứu lý thuyết đều đang được triển khai được các chính phủ cũng như quân đội nhiều nước tài trợ, để phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu máy tính lượng tử ở cả mục đích dân sự và an ninh. Tuy nhiên, tính đến năm 2014 tính toán lượng tử vẫn ở giai đoạn sơ khai nhưng đã có nhiều thí nghiệm nhằm thực hiện các phép tính lượng tử trên một số nhỏ các qubit.
Theo nhà sản xuất, chiếc siêu máy tính của Daimler và Google đang nghiên cứu sử dụng con chip tên Bristlecone có dung lượng đến 72-qubit, đây được xem là số bit lượng tử cao nhất từng được sử dụng trong một máy tính lượng tử.
Ông Jan Brecht, giám đốc công nghệ thông tin tại Daimler AG cho biết thêm: “Máy tính lượng tử có tiềm năng cách mạng hóa toàn bộ ngành công nghệ thông tin và tất cả các ngành công nghiệp khác. Mục tiêu của chúng tôi là để có được kinh nghiệm với công nghệ mới này trong giai đoạn đầu. Hiện tại, chúng tôi đang nghiên cứu ứng dụng cụ thể từ các lĩnh vực ô tô và di động khi hợp tác nghiên cứu với Google.
Ngoài ra, với đặc tính và khả năng của máy tính lượng tử có mang đến rất nhiều ứng dụng tiềm năng bao gồm: lựa chọn các vật liệu mới dựa trên hóa học lượng tử để phát triển pin nhiên liệu; hỗ trợ lĩnh vực logistics đặc biệt cho xe tải, xe container để lập kế hoạch di chuyển dài hàng trăm km với khả năng cập nhật thông tin các tuyến đường liên tục trong thời gian thực; hỗ trợ tích cực trong phát việc phát triển xe tự lái với khả năng xử lí thông tin, dữ liệu giao tiếp thông minh xe với nhau (V2V) và giữa xe và cơ sở hạng tầng (V2I); tối ưu hóa quy trình sản xuất; thúc đẩy sự phát triển của trí thông minh nhân tạo (AI).
Như vậy, kế hoạch hợp tác với Google này nằm trong chiến lược của Daimler AG có tên CASE với nền tảng 4 chữ cái này viết tắt cho 4 giải pháp di động tương lai: Connected (kết nối); Autonomous (xe tự lái); Shared&Services (chia sẻ và dịch vụ) và Electric (điện hóa).
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.