Đánh giá hiệu quả của các công thức tính toán khả năng chịu uốn của dầm thép liên hợp bản bê tông cốt thép

Diễn đàn khoa học 19/10/2021 15:47

Việc sử dụng dầm liên hợp thép - bê tông cốt thép (BTCT) đã tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây. Đặc biệt, trong kết cấu công trình xây dựng dân dụng và kết cấu công trình giao thông, dầm liên hợp được sử dụng ngày càng rộng rãi. Hiện nay, trên thế giới chưa có nghiên cứu nào thực hiện đánh giá hiệu quả của những công thức dự báo khả năng chịu lực của loại kết cấu này. Bài báo tổng hợp các công thức từ các tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến, so sánh và đánh giá hiệu quả của các công thức trong việc đánh giá khả năng chịu lực của dầm liên hợp (mặt cắt đặc chắc, không đặc chắc và mặt cắt mảnh) bằng cách so sánh với kết quả thí nghiệm. Kết quả cho thấy, tiêu chuẩn AASHTO LRFD cho kết quả dự đoán tốt nhất trong các tiêu chuẩn khảo sát cho các dầm có tiết diện đặc chắc.

Tác giả: ThS. NGÔ VIỆT ANH; ThS. NGUYỄN THANH TÙNG - Trường Đại học Hàng hải Việt Nam

Image751389

Ứng dụng dầm thép liên hợp bản BTCT ở 1 cầu vượt tại TP. Hồ Chí Minh

Kết cấu liên hợp thép - bê tông là kết cấu mà thép chịu lực có dạng thép hình, thép tổ hợp, thép hộp... được liên kết (chốt hàn, thép góc hàn, neo...) với bê tông cùng làm việc phát huy khả năng làm việc của cả hai vật liệu.

Về mặt cấu tạo, dầm thép liên hợp bản BTCT bao gồm: Bản sàn có thể là bản BTCT (đổ tại chỗ hoặc đúc sẵn) và dầm thép chữ I (thép hình hoặc thép tổ hợp) được liên kết chốt với bản sàn và được bố trí đảm bảo phát huy tối đa khả năng làm việc kết hợp giữa hai vật liệu thép và BTCT.

Mời độc giả xem nội dung đầy đủ bài khoa học tại đây 

Ý kiến của bạn

Bình luận