Tác giả: PGS. TS. NGUYỄN MẠNH TUẤN
KS. NGUYỄN KHOA NAM
ThS. NCS. HOÀNG NGỌC TRÂM
Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
Kết quả dính bám nhựa đường 60/70 với ba nguồn đá |
Mặt đường bê tông nhựa và láng nhựa là hai loại mặt đường được sử dụng phổ biến ở khu vực phía Nam cũng như cả nước. Mặt đường láng nhựa thường được sử dụng làm mới hay duy tu cải tạo cho các đường ven đô thị lớn, đường tỉnh ít xe hay thậm chí các đường mới có lưu lượng thấp, lớp tạo nhám trên mặt đường cũ do loại mặt đường này có quy trình thi công đơn giản, chi phí đầu tư thấp. Hiện tượng hư hỏng phổ biến của mặt đường láng nhựa là do bảo dưỡng sau thi công kém, chảy nhựa do sử dụng nhiều nhựa (do tưới nhựa không đều), cốt liệu bị bào mòn do chất lượng kém và bong tróc do ngậm nước lâu hay dính bám giữa nhựa đường và cốt liệu kém. Nguyên nhân dính bám được quan tâm rất nhiều hiện nay ở nước ta cũng như trên thế giới.
Sự dính bám giữa nhựa đường và cốt liệu là một trong những đề tài luôn được các nhà khoa học, kỹ sư cũng như nhà sản xuất vật liệu áo đường mềm hiện nay quan tâm do đây là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng lớp trên áo đường mềm như mặt đường láng nhựa hay bê tông nhựa. Tại Việt Nam, TCVN 7054:2005 được sử dụng để đánh giá sự dính bám của nhựa đường và cốt liệu, tuy nhiên phương pháp này là đánh giá chất lượng bằng quan sát trực quan. Trên thế giới có nhiều phương pháp đánh giá tính dính bám, trong đó có các phương pháp xác định các giá trị cụ thể. Bài báo giới thiệu đánh giá khả năng dính bám của một số nguồn đá phía Nam với nhựa đường 60/70, bằng phương pháp theo 3 tiêu chuẩn TCVN 7504:2005, thí nghiệm va đập EN 12272-3, thí nghiệm quét bề mặt ASTM D7000.
Mời độc giả xem nội dung đầy đủ bài khoa học tại đây
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.