Ảnh minh họa |
Bạn Nguyễn Hồng Giang nêu đề xuất nên khuyến khích viên chức đi lại bằng xe đạp với quãng đường dưới 5km, có các điểm để mọi người cất xe, khóa xe an toàn. Các công ty có thể thêm yếu tố này cho việc đánh giá sự năng động nhân viên định kỳ.Cùng quan điểm, bạn Đỗ Minh Thăng nhận định, đã hạn chế phương tiện cá nhân thì phải phát triển phương tiện công cộng, trong đó có việc chính quyền TP đầu tư số lượng xe đạp và khảo sát tính toán tại các khu vực với số lượng sao cho hợp lý.
Bạn đề xuất phương tiện này có thể phục vụ miễn phí hoặc tổ chức thu phí dịch vụ.
Bạn Trần Việt Thắng cũng cho hay, nên mở nhiều điểm cho thuê xe đạp và trả lại xe tiện lợi, giá ưu đãi.
Ngoài ra, bạn Giang cũng đưa ra một số đề xuất khác như hạn chế việc phụ huynh đưa đón con tới trường. Bạn phân tích, ở Hà Nội có hàng trăm trường cấp 1, 2, 3 và đại học, mỗi trường có đến hàng nghìn học sinh, như vậy đồng nghĩa có hàng nghìn phụ huynh phải đưa đón con vào giờ cao điểm.Chính vì vậy mà việc ùn tắc sẽ khó tránh khỏi với mật độ xe máy tập trung đông của các phụ huynh trên đường và trước cổng trường.
Theo bạn, người đủ tin tưởng để phụ huynh giao phó chỉ có thể là phương tiện công cộng được tổ chức khoa học. Việc đầu tư xe buýt của trường là yêu cầu bắt buộc. Xe buýt có thể đưa đón tận nhà học sinh hoặc tập hợp tại 1 điểm rộng rãi có bảo vệ được trả công như UBND phường, quận, khuôn viên trường học... Cách thức là bảo vệ và lái xe ký nhận bàn giao đầy đủ, chiều về cũng vậy, phải đúng bố mẹ hoặc ông bà đón mới bàn giao (với các trẻ nhỏ). Còn đối với học sinh cấp 3 và sinh viên thì việc rèn luyện thể lực bằng cách đi bộ cũng nên được khuyến khích. Các trường cũng dùng xe buýt và nhà trường quy định không trông xe cho học sinh, sinh viên mà để dành không gian đó cho xe buýt nhà trường.
Bạn cho hay, nếu tổ chức tốt thì mật độ giao thông vào khung giờ đến trường và tan học sẽ giảm đi đáng kể.
Mỗi người chỉ được ít hơn 2 phương tiện
Bạn Nguyễn Văn Quyết nêu đề xuất cần kiểm soát các cá nhân, tổ chức sở hữu phương tiện giao thông. Theo đó, mỗi người chỉ được có ít hơn 2 phương tiện.
Cùng đó, gia tăng các phương tiện giao thông công cộng như xe buýt nhanh, tàu điện, làm các làn đường dành riêng cho xe buýt, xây các trạm tàu điện ngầm hoặc đường trên cao.
Buýt nhanh ở Hà Nội |
Xây dựng các bến đỗ xe hiện đại theo cấu trúc tầng và được hoạt động hoàn toàn bằng máy tính và trí tuệ nhân tạo, xây nhà cao tầng để làm chỗ đỗ cho ô tô (giải pháp thông minh)...
Để nhiều người dân đi xe buýt, bạn Nguyễn Tiến Đường đưa ra ý tưởng là phát hành vé xe buýt điện tử và tăng thu phí trông giữ xe máy, xe ô tô ở nội thành.
"Tăng phí gửi ô tô lên 50 nghìn/h, xe máy 10 nghìn/h. Có như thế người dân mới suy nghĩ lựa chọn phương tiện giao thông xe buýt hay xe máy, ô tô để đi cho có lợi", bạn Đường chỉ ra.
Bạn Ngô Thanh Phượng thì đề nghị, các xe cá nhân (xe máy, ô tô,…) chỉ được phép hoạt động ngoài giờ hành chính từ 19h đến 6h sáng hôm sau. Các xe vận tải công cộng, xe của đơn vị, tổ chức hoạt động từ 6-19h.
Thiết lập mạng lưới giao thông công cộng thông minh, bao phủ mọi tuyến đường, ngóc ngách trong nội đô, bố trí các điểm, bến đỗ dừng xe hợp lý, liên thông, đảm bảo đúng giờ, thời gian chờ đợi xe ít, tốc độ nhanh, giá cả thấp... cũng là điều cần làm.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.