Điểm sáng giải ngân ngành Giao thông vận tải

Tác giả: Hạ Liên

saosaosaosaosao
Đầu tư - Hạ tầng 24/12/2021 15:03

Với tỷ lệ giải ngân lên đến 73%, so với bình quân chung của cả nước, Bộ GTVT đang là một trong những bộ, ngành, địa phương có tỷ lệ giải ngân cao nhất cả nước được Chính phủ đánh giá là điểm sáng thực hiện mục tiêu kép chống dịch. Thời gian tới, Bộ GTVT tiếp tục đôn đốc công tác giải ngân, thi công các dự án giao thông trọng điểm.

 

MJM_6088
Thi công sửa chữa đường băng, đường lăn Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài

Phân bổ, giao chi tiết toàn bộ kế hoạch năm 2021

Ông Nguyễn Danh Huy - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Đầu tư (Bộ GTVT) cho biết, tổng kế hoạch vốn năm 2021 của Bộ GTVT khoảng 43.401 tỷ đồng (gồm 42.996 tỷ đồng kế hoạch năm 2021 và 405 tỷ đồng kế hoạch kéo dài) đã được phân bổ, giao chi tiết. Luỹ kế 11 tháng, Bộ GTVT giải ngân được 31.869 tỷ đồng, đạt 73,4% kế hoạch, trong đó tháng 11 giải ngân được 3.283 tỷ đồng.

Để giải ngân hết kế hoạch vốn cả năm đạt tối thiểu 96% (tương đương kết quả năm 2020), đáp ứng mục tiêu đề ra tại Nghị quyết 63 của Chính phủ (giải ngân được 95 - 100% kế hoạch), từ nay tới ngày 31/01/2022, Bộ GTVT còn phải tiếp tục giải ngân khoảng 9.932 tỷ đồng.

Cụ thể, các dự án ODA lũy kế giải ngân được 4.339/6.758 tỷ đồng, đạt 64,2%, tới cuối năm phải giải ngân 1.629 tỷ đồng. Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 1, lũy kế giải ngân được 11.892/14.585 tỷ đồng, đạt 81,5%, tới cuối năm còn phải giải ngân 2.243 tỷ đồng, chủ yếu để thanh toán khối lượng thi công.Các dự án trọng điểm, cấp bách lũy kế giải ngân được 5.914/8.317 tỷ đồng, đạt 71,1%, tới cuối năm còn phải giải ngân 2.153 tỷ đồng, chủ yếu để thanh toán khối lượng thi công, đền bù giải phóng mặt bằng. Các dự án giao thông trong nước khác lũy kế giải ngân được 9.724/13.741 tỷ đồng, đạt 70,7%, tới cuối năm còn phải giải ngân 3.907 tỷ đồng, chủ yếu trả nợ BT, thu hồi ứng trước kế hoạch.

Theo ông Nguyễn Danh Huy, các dự án Nha Trang - Cam Lâm, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Mỹ Thuận - Cần Thơ là các dự án cần đặc biệt quan tâm, có biện pháp quyết liệt, sớm tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh thủ tục để đảm bảo kết quả giải ngân. Để đảm bảo tiến độ giải ngân theo kế hoạch, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cũng vừa ký quyết định ban hành kế hoạch phát động phong trào thi đua theo chuyên đề “Đẩy mạnh tiến độ thực hiện, giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2021”. Tiêu chí thi đua đối với tập thể được Bộ GTVT đưa ra là đảm bảo đến hết tháng 12/2021 giải ngân tối thiểu 90% kế hoạch và đến ngày 31/01/2022 giải ngân trên 95% kế hoạch. 

Giải quyết vướng mắc, thúc tiến độ thi công các dự án trọng điểm

Năm 2021, Bộ GTVT chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai 61 dự án, trong đó khởi công 20 công

Một số dự án lớn được khởi công 2021:

- Dự án cao tốc Mỹ Thuận
- Cần Thơ (Giai đoạn 1)
- Dự án Cảng HKQT Long Thành
- Dự án cao tốc Bắc - Nam, đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt
- Dự án Nhà ga hành khách T3 - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất
- Dự án cao tốc Bắc - Nam, đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu
- Dự án cao tốc Bắc - Nam, đoạn QL45 - Nghi Sơn- Dự án cao tốc Bắc - Nam, đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo
- Dự án cao tốc Bắc - Nam, đoạn Nha Trang - Cam Lâm
- Dự án ĐTXD công trình luồng cho tàu biển tải trọng lớn vào sông Hậu (Giai đoạn 2)
- Dự án ĐTXD cầu dân sinh và cải tạo đường địa phương (LRAMP)
- Dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc
- Dự án đầu tư xây dựng nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo (Giai đoạn 2)
- Dự án cải tạo, nâng cấp QL1A đoạn từ thị xã Ngã Bảy (nay là TP. Ngã Bảy), tỉnh Hậu Giang đến huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng...

Một số dự án hoàn thành:
- Dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long
- Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông
- Dự án hiện đại hóa trung tâm điều hành vận tải đường sắt (OCC)
- Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận
- Dự án đầu tư xây dựng cầu Cửa Hội bắc qua sông Lam tỉnh Nghệ An và tỉnh Hà Tĩnh
- Dự án cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long (hạng mục các cầu nhánh lên xuống bổ sung vào dự án)
- Dự án thành phần 1, tỉnh Phú Yên
- Dự án thành phần 2, tỉnh Phú Yên và Gia Lai
- Dự án nâng cấp QL30, đoạn Cao Lãnh - Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp
- Dự án mở rộng một số cầu QL1 tỉnh Tiền Giang
- Dự án cao tốc Bắc - Nam, đoạn Cao Bồ - Mai Sơn
- Dự án ĐTXD cầu dân sinh và cải tạo đường địa phương (LRAMP)...

trình, dự án mới, đồng thời dự kiến hoàn thành và đưa vào khai thác 23 công trình, dự án. Trong đó, 11 dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông đến nay đã bàn giao mặt bằng được 647,7/652,86 km, đạt 99,2%. Khối lượng mặt bằng còn lại vướng mắc chủ yếu do di dời công trình hạ tầng kỹ thuật tập trung tại 5 dự án: Nghi Sơn - Diễn Châu, Diễn Châu - Bãi Vọt, Nha Trang - Cam Lâm, Cam Lâm - Vĩnh Hảo, Vĩnh Hảo - Phan Thiết trên địa bàn 4 tỉnh Nghệ An, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Hiện cả 11/11 dự án đã triển khai thi công nhưng đến nay chỉ có 8 dự án đáp ứng tiến độ, còn 3 dự án (Cam Lộ - La Sơn, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây) đang chậm tiến độ.

Lý giải nguyên nhân chậm tiến độ của 3 dự án trọng điểm này, ông Lê Quyết Tiến - Phó Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (Bộ GTVT) cho biết, do ảnh hưởng của thời tiết, mưa kéo dài khiến một số nhà thầu thi công chậm, đồng thời do vướng về mặt bằng, khó khăn về vật liệu tại Bình Thuận, Đồng Nai nên đã ảnh hưởng đến tiến độ dự án Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây. Để tháo gỡ khó khăn về vật liệu, Chính phủ đã có Nghị quyết 133 sửa đổi Nghị quyết số 60 về việc áp dụng cơ chế đặc thù trong cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng cho dự án cao tốc Bắc - Nam. Cục đã yêu cầu Ban QLDA 7, Ban QLDA Thăng Long chủ động, tích cực hơn nữa làm việc với địa phương để giải quyết dứt điểm nguồn vật liệu đất đắp này.

“Bên cạnh việc rà soát, thúc đẩy thi công các dự án trọng điểm, Cục cũng tăng cường công tác kiểm tra, chỉ đạo các chủ đầu tư, ban QLDA kiểm soát tốt hệ thống quản lý chất lượng tại từng dự án, kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân có vi phạm về chất lượng công trình giao thông”, ông Tiến khẳng định.

Cũng theo Cục Quản lý chất lượng và Công trình giao thông, trong tháng cuối cùng của năm 2021, ngành GTVT sẽ tập trung hoàn thành thủ tục đầu tư để khởi công 9 dự án và hoàn thành 12 dự án, trong đó tập trung chỉ đạo khởi công một số dự án trọng điểm như: Dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc; tuyến nối QL19 và tuyến tránh TP. Long Xuyên; luồng sông Hậu giai đoạn 2; Kênh Chợ Gạo giai đoạn 2; tuyến tránh QL1A đoạn qua TP. Cà Mau; QL1A tỉnh Hậu Giang và Sóc Trăng.

Được biết, trong dự kiến phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, Bộ GTVT dự kiến triển khai khởi công mới 67 dự án. Trong số này có 6 dự án quan trọng quốc gia gồm: 5 dự án PPP cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025; cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng; cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột; Vành đai 4 Hà Nội; Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh; đầu tư công mở rộng cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây (ODA), 10 dự án nhóm A, 51 dự án nhóm B - C.

Đến nay, Bộ GTVT đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư 3 dự án nhóm A gồm cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, cầu Đại Ngãi, cầu Rạch Miễu 2. Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt theo thẩm quyền 42/51 dự án nhóm B, C; đang hoàn thiện hồ sơ để trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư 2/6 dự án quan trọng quốc gia.

Ý kiến của bạn

Bình luận