Tác giả: TS. VÕ TRƯỜNG SƠN
Trường Đại học Giao thông vận tải
Mạng VANET tạo ra các kết nối V2V, V2I trong ITS |
Mạng VANET là một thành phần quan trọng trong hệ thống giao thông thông minh. Việc truyền dữ liệu giữa các xe (V2V) hoặc giữa xe với trạm bên đường (V2I) được thực hiện thông qua VANET. Hiệu quả hoạt động của VANET phụ thuộc nhiều vào thuật toán định tuyến. Các nghiên cứu [1,2] đã phân loại các thuật toán thành hai nhóm là định tuyến theo vị trí địa lý và định tuyến theo đồ hình mạng, trong đó phần lớn các giao thức định tuyến đang được áp dụng cho VANET đều thuộc nhóm thứ nhất [1] do các ưu điểm của loại giao thức này. Đã có nhiều nghiên cứu về loại giao thức định tuyến địa lý, tuy nhiên mỗi giao thức này đều có những hạn chế nhất định. Các giao thức của các nghiên cứu [1-10] đều không quan tâm tới hướng di chuyển tương đối giữa nguồn và nút lân cận, cũng không quan tâm đến mức độ ưu tiên khác nhau của các gói tin nên hiệu quả định tuyến của các giao thức này không cao. Trong [11], tác giả đã đề xuất giao thức định tuyến dựa trên hướng di chuyển trong mạng VANET. Tuy nhiên, đây lại là loại giao thức dựa vào đồ hình mạng. Trong [12], tác giả đã nghiên cứu để cải tiến hiệu năng giao thức định tuyến AODV và AOMDV. Tuy nhiên, AODV và AOMDV cũng là hai giao thức dựa trên đồ hình mạng và các nghiên cứu này cũng chỉ áp dụng cho mạng MANET mà không áp dụng được cho VANET một cách có hiệu quả. [14] đã giới thiệu một phương pháp định tuyến địa lý chống tắc nghẽn mới, được gọi là FDGR. FDGR sử dụng thông tin về hướng di chuyển của các phương tiện nhằm làm tăng hiệu quả của thuật toán định tuyến. Tuy nhiên, yếu tố ưu tiên của các gói tin chưa được xem xét trong giao thức này. Giao thức PSGR trong [15] đã xem xét đến yếu tố ưu tiên của các gói tin, tuy nhiên, hướng di chuyển tương đối giữa nguồn và nút lân cận lại không được đề cập đến.
Bài báo này giới thiệu phương pháp định tuyến địa lý chống tắc nghẽn PFDGR trong mạng VANET. Phương pháp này sử dụng công cụ hệ mờ, xem xét đồng thời thông tin về hướng di chuyển của các phương tiện và mức độ ưu tiên của các gói tin nhằm làm tăng hiệu quả của thuật toán định tuyến. Phần còn lại của bài báo gồm có các phần sau: phần 2 mô tả thuật toán định tuyến, phần 3 mô tả hệ mờ được sử dụng để tính toán chi phí mờ nhằm quyết định hướng chuyển tiếp gói tin, kết quả mô phỏng được cho ở phần 4 và cuối cùng phần 5 là kết luận.
Mời độc giả xem nội dung đầy đủ bài khoa học tại đây
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.