Đưa công nghệ xử lý nền đất yếu, không ô nhiễm vào Việt Nam

Tác giả: Theo tinmoitruong.vn

saosaosaosaosao
Ứng dụng 01/12/2015 06:19

Hội thảo về “Xây dựng Tiêu chuẩn xử lý nền đất yếu - Phương pháp xử lý nông và giới thiệu công nghệ xử lý nền đất yếu theo phương pháp ổn định toàn khối” do Bộ Xây Dựng chủ trì đã diễn ra tại Hà Nội ngày 28/11.

đưa công nghệ xử lý nền đất yếu, không ô nhiễm vào

Ảnh minh họa: TL

Đây là lần đầu tiên công nghệ xử lý nền đất yếu không gây ô nhiễm môi trường được chuyển giao và đưa vào Việt Nam . Ông Vũ Quang Bảo – Tổng Giám Đốc Tập đoàn Bitexco, Chủ tịch Công ty cổ phần Phát triển công nghệ xanh bền vững BCX - đơn vị nhận chuyển nhượng công nghệ xử lý nền đất yếu từ Phần Lan cho hay: Ưu điểm nổi trội của công nghệ gia cố nông, xử lý nền đất yếu theo phương pháp ổn định toàn khối sẽ giúp phần cải tạo, biến đổi nền đất bùn, đất yếu thành nền đất có cường độ cao, khắc phục được hiện tượng sụt lún, chịu được tải trọng của các dạng công trình khác nhau. Nhóm vận dụng công nghệ này có thể từ các công trình xây dựng dân dụng cho đến công trình giao thông, sân bay, cầu cảng…

Trước phiên thảo luận, các đại biểu đã được tham quan thực địa khu vực đang áp dụng công nghệ thi công này tại dự án khu đô thị The Manor Central Park của Bitexco rộng gần 100 ha trên đường Nguyễn Xiển, quận Hoàng Mai. Khu vực này trước đây là vùng ao hồ, bùn lầy nên khi đưa các máy móc chuyên dụng trọng tải lớn vào thi công còn bị lún theo nền đất. Tuy nhiên, sau thời gian áp dụng công nghệ mới về xử lý nền đất yếu thì tình trạng này đã được khắc phục. Bởi vậy, Bitexco đã chọn chính dự án The Manor Central Park để thử nghiệm với kỳ vọng sẽ nhân rộng công nghệ xử lý nền đất yếu theo phương pháp ổn định toàn khối.

 Tại hội thảo, các chuyên gia ghi nhận công nghệ này giúp tận dụng đất bùn phế thải, là loại đất chỉ có thể đổ bỏ đi, gây ô nhiễm môi trường thành một loại đất mới có thể sử dụng được làm nền và móng cho công trình xây dựng. Ngoài ra, đối với các loại đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, hoặc bị ô nhiễm, khi sử dụng công nghệ này cũng được cải tạo và khai thác một cách có hiệu quả. Công nghệ này còn góp phần bảo vệ môi trường do tận dụng phế thải của các ngành công nghiệp khác như tro bay, xỉ than của các nhà máy nhiệt điện làm chất phụ gia, kết dính để sử dụng cho chính việc xử lý nền đất yếu này.

 Thứ trưởng Bộ Xây Dựng Lê Quang Hùng nhận định: Hiện việc phát triển công nghệ không chỉ đơn thuần dừng ở các biện pháp kỹ thuật tiên tiến mà còn phải hướng tới phát triển xanh, sạch, bền vững và công nghệ xử lý nền đất yếu theo phương pháp ổn định toàn khối đã đáp ứng được điều đó. Khi gia cố, đơn vị thi công không phải bốc vứt đất cũ đi mà thực hiện gia cố tại chỗ, trên chính nền đất đó, mặt bằng đó. Công nghệ này rất thích hợp khi xử lý nền móng tại những vùng đất ô nhiễm, đặc biệt là với các công trình lấn biển, làm nền đường trên khu vực sình lầy…; ngoài ra còn tận dụng được các phế phẩm khác như tro bay, xỉ… mà các nhà máy công nghiệp của Việt Nam đang thải và thừa rất nhiều.

 Theo ông Pentti Viitikko - Chủ tịch của Công ty Rusol (Phần Lan) - đơn vị đối tác của BCX, cho hay đã chọn BCX để bàn giao giải pháp ổn định khối lượng này và đang thử nghiệm tại các công trình trong thành phố Hà Nội. Công ty Rusos kỳ vọng các thông tin từ tiêu chuẩn châu Âu đã được chuyển giao cho các đối tác địa phương và cơ quan chức năng cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ sớm được phê duyệt và công bố.

Đây là lần đầu tiên công nghệ xử lý nền đất yếu không gây ô nhiễm môi trường được chuyển giao và đưa vào Việt Nam . Ông Vũ Quang Bảo – Tổng Giám Đốc Tập đoàn Bitexco, Chủ tịch Công ty cổ phần Phát triển công nghệ xanh bền vững BCX - đơn vị nhận chuyển nhượng công nghệ xử lý nền đất yếu từ Phần Lan cho hay: Ưu điểm nổi trội của công nghệ gia cố nông, xử lý nền đất yếu theo phương pháp ổn định toàn khối sẽ giúp phần cải tạo, biến đổi nền đất bùn, đất yếu thành nền đất có cường độ cao, khắc phục được hiện tượng sụt lún, chịu được tải trọng của các dạng công trình khác nhau. Nhóm vận dụng công nghệ này có thể từ các công trình xây dựng dân dụng cho đến công trình giao thông, sân bay, cầu cảng…

Trước phiên thảo luận, các đại biểu đã được tham quan thực địa khu vực đang áp dụng công nghệ thi công này tại dự án khu đô thị The Manor Central Park của Bitexco rộng gần 100 ha trên đường Nguyễn Xiển, quận Hoàng Mai. Khu vực này trước đây là vùng ao hồ, bùn lầy nên khi đưa các máy móc chuyên dụng trọng tải lớn vào thi công còn bị lún theo nền đất. Tuy nhiên, sau thời gian áp dụng công nghệ mới về xử lý nền đất yếu thì tình trạng này đã được khắc phục. Bởi vậy, Bitexco đã chọn chính dự án The Manor Central Park để thử nghiệm với kỳ vọng sẽ nhân rộng công nghệ xử lý nền đất yếu theo phương pháp ổn định toàn khối.

Tại hội thảo, các chuyên gia ghi nhận công nghệ này giúp tận dụng đất bùn phế thải, là loại đất chỉ có thể đổ bỏ đi, gây ô nhiễm môi trường thành một loại đất mới có thể sử dụng được làm nền và móng cho công trình xây dựng. Ngoài ra, đối với các loại đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, hoặc bị ô nhiễm, khi sử dụng công nghệ này cũng được cải tạo và khai thác một cách có hiệu quả. Công nghệ này còn góp phần bảo vệ môi trường do tận dụng phế thải của các ngành công nghiệp khác như tro bay, xỉ than của các nhà máy nhiệt điện làm chất phụ gia, kết dính để sử dụng cho chính việc xử lý nền đất yếu này.

Thứ trưởng Bộ Xây Dựng Lê Quang Hùng nhận định: Hiện việc phát triển công nghệ không chỉ đơn thuần dừng ở các biện pháp kỹ thuật tiên tiến mà còn phải hướng tới phát triển xanh, sạch, bền vững và công nghệ xử lý nền đất yếu theo phương pháp ổn định toàn khối đã đáp ứng được điều đó. Khi gia cố, đơn vị thi công không phải bốc vứt đất cũ đi mà thực hiện gia cố tại chỗ, trên chính nền đất đó, mặt bằng đó. Công nghệ này rất thích hợp khi xử lý nền móng tại những vùng đất ô nhiễm, đặc biệt là với các công trình lấn biển, làm nền đường trên khu vực sình lầy…; ngoài ra còn tận dụng được các phế phẩm khác như tro bay, xỉ… mà các nhà máy công nghiệp của Việt Nam đang thải và thừa rất nhiều.

Theo ông Pentti Viitikko - Chủ tịch của Công ty Rusol (Phần Lan) - đơn vị đối tác của BCX, cho hay đã chọn BCX để bàn giao giải pháp ổn định khối lượng này và đang thử nghiệm tại các công trình trong thành phố Hà Nội. Công ty Rusos kỳ vọng các thông tin từ tiêu chuẩn châu Âu đã được chuyển giao cho các đối tác địa phương và cơ quan chức năng cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ sớm được phê duyệt và công bố.

Ý kiến của bạn

Bình luận