Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN) |
Dự án nhằm giải quyết nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa, rút ngắn thời gian đi lại từ các địa phương tới các khu vực tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận để từng bước hoàn chỉnh quy hoạch đồng bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông từ Hà Nội-Cần Thơ.
Theo đó, tuyến cao tốc Nha Trang-Phan Thiết có chiều dài 234,8km, dự án có điểm đầu từ xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa và điểm cuối tại xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.
Dự án có tổng mức đầu tư gần 27.840 tỷ đồng (đã bao gồm lãi vay) được chia làm 2 hợp phần, trong đó hợp phần 1 đoạn từ Km53+400-Km142 + 5000 được đầu tư bằng vốn ODA có tổng mức đầu tư 9.279 tỷ đồng. Hợp phần II đoạn từ Km0-Km53+400 và đoạn Km142 +500 đến Km235 có tổng mức đầu tư 18.558 tỷ đồng (đã bao gồm lãi vay) sẽ đầu tư theo hình thức BOT.
Đối với hợp phần BOT, nhà đầu tư sẽ thu phí hoàn vốn trong vòng 21 năm với mức phí khởi điểm là 1.500 đồng/km, sau mỗi 3 năm, tăng phí 1 lần mỗi lần là 12%.
Giai đoạn 1 xây dựng 7 trạm thu phí, bao gồm 2 trạm chính và 5 trạm phụ tại các nút giao liên thông được thu phí theo hình thức khép kín. Trạm thu phí được bố trí tại tất cả các nhánh ra vào đường cao tốc. Mỗi trạm thu phi có ít nhất 01 cửa thu phí tự động/ETC, các cửa còn lại thu phí theo phương thức “1 dừng”.
Bên cạnh đó, Ban quản lý dự án 6 cũng đưa ra phương án mà một số nhà đầu tư quan tâm, nghiên cứu tuyến cao tốc này có tổng mức đầu tư 28.326 tỷ đồng (đã bao gồm lãi vay).
Cụ thể, đoạn từ Km0-Km125 (sau hầm Núi Vung) với tổng mức đầu tư là 14.863 tỷ đồng (chưa tính lãi vay 1.300 tỷ đồng) theo hình thức BOT có sự hỗ trợ của nguồn vốn Nhà nước. Trong đó, vốn BOT là 8.798 tỷ đồng (chưa tính lãi vay 1.300 tỷ đồng) và vốn Nhà nước 6.065 tỷ đồng.
Đoạn từ Km125-Km235 (điểm cuối dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây) với tổng mức đầu tư 10.563 tỷ đồng (chưa tính lãi vay 1.600 tỷ đồng) theo hình thức BOT toàn bộ. Thời gian hoàn vốn khoảng 24 năm 5 tháng./
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.