Gia Lai: Phát triển hạ tầng giao thông là then chốt

Tác giả: Phạm Trọng Nghị

saosaosaosaosao
Giao thông 24h 30/08/2016 14:17

Ông Nguyễn Hữu Quế, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Gia Lai khẳng định, phát triển hạ tầng giao thông là then chốt thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế - xã hội

 

1 (14)

 Ông Nguyễn Hữu Quế vinh dự được Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc tặng hoa và biểu dương qua những việc làm thực tế góp phần đẩy lùi TNGT tại địa phương.

Trong vài năm trở lại đây, sự phát triển hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã có nhiều đột phá mạnh mẽ, đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của người dân, góp phần thúc đẩy sự phát triển của KHKT trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là yếu tố quyết định đến kết quả phát triển kinh tế xã hội, cũng như đời sống sinh hoạt của người dân trên toàn tỉnh. Để làm rõ kết quả đạt được cũng như những giải pháp trong thời gian tới, P/V Tạp chí GTVT đã có buổi phỏng vấn ông Nguyễn Hữu Quế, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Gia Lai xung quanh việc phát huy vai trò nòng cốt trong sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh.

P/V: Thưa ông, được coi là then chốt cho sự thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh trong những năm qua đã có nhiều thay đổi và đạt được những kết quả ấn tượng gì?.

Xác định được vai trò và tầm quan trọng trong phát triển hạ tầng giao thông; trong những năm qua (5 năm ), hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Gia Lai được đầu tư 2.250,53 tỷ đồng để nâng cấp và mở mới. (trong đó: Ngân sách tỉnh: 513,53 tỷ, Ngân sách huyện: 454,99 tỷ, Dân đóng góp: 152,93 tỷ, Nguồn khác: 589,89 tỷ, Trung ương hỗ trợ: 515,25 tỷ, Trái phiếu Chính phủ: 24,12 tỷ, Ngày công huy động: 25.352,0 ngày công) việc đầu tư xây dựng hệ thống giao thông địa phương trên toàn tỉnh đã đạt được kết quả đáng kể như: Làm mới được 313.06Km đường (bao gồm đường huyện, đường xã, đường thôn) và nâng cấp, sửa chữa: 1213.2Km (Trong đó: BTN 152,8Km, Láng nhựa: 369,5Km, BTXM: 672,8Km, mặt đá dăm: 96.7Km, Cấp phối: 236,4Km); Xây dựng mới 34 cầu /1.475,6md cầu các loại, 1.510 cống/10.000md cống các loại… Cùng với việc đầu tư xây dựng giao thông địa phương, vùng biên giới Việt Nam – Campuchia cũng được Nhà nước đặc biệt quan tâm, những năm 2014, 2015 Bộ Quốc phòng đã đầu tư đường tuần tra biên giới qua địa bàn tỉnh hiện đã hoàn thành được 75Km/95Km với tổng mức đầu tư 410 tỷ đồng.

2

Diện mạo cơ sở hạ tầng giao thông tỉnh Gia Lai thay đổi rõ rệt, thông qua những cung đường đẹp, đảm bảo giao thông đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân góp phần thúc đẩy KT –XH.

Do vậy cho đến thời điểm này mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đạt được kết quả khá ấn tượng như sau: Tỉnh Gia Lai có 5 tuyến quốc lộ với tổng chiều dài là 722 Km, trong đó Đường Hồ Chí Minh chạy theo hướng Bắc – Nam (dài 105 km), nối với tỉnh Kon Tum và Đắk Lắk, Đắk Nông; Quốc lộ 19 chạy theo hướng Đông – Tây (dài 168 km), nối với tỉnh Bình Định và nước bạn Cam Pu Chia. Hai tuyến quốc lộ này chạy xuyên tâm và giao nhau tại TP.Pleiku. Còn Quốc lộ 25 (dài 112 km), nối với tỉnh Phú Yên; quốc lộ 14C ( dài 90 km), chạy dọc biên giới phía Tây của tỉnh và đường Trường Sơn Đông đoạn qua tỉnh Gia Lai có chiều dài 247 km nối với tỉnh Kon Tum , Đăk Lăk. Ngoài ra, còn có 12 tuyến tỉnh lộ dài 431 km, đường đô thị 1.258 km, đường huyện 1.650 km, đường chuyên dùng 1.035 km và đường liên thôn, liên xã dài 5.956 km ( với tổng chiều dài là 11.060Km). Tất cả các hệ thống hạ tầng giao thông này đều có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Gia Lai và hiện đang được Trung ương và địa phương đầu tư xây dựng.

P/V: Việc thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển giao thông trên địa bàn tỉnh đạt được kết quả cũng như còn bộc lộ những hạn chế như thế nào, thưa ông?

Việc thu hút đa dạng các nguồn vốn đầu tư để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là rất cần thiết; trong thời gian qua, Tỉnh đã phối hợp với các bộ, ngành Trung ương đã thu hút được các nhà đầu tư tham gia xây dựng các đoạn tuyến QL14 (đoạn từ TP PleiKu – cầu 110 ranh giới tỉnh Đắk Lắk), và 22 km trên QL19 theo hình thức BOT; xây dựng bến xe khách trên địa bàn huyện Kông Pa và thị xã Ayun Pa theo hình thức xã hội hóa, các nhà đầu tư đã bỏ ra gần 50 tỷ đồng đầu tư xây dựng và trực tiếp quản lý, khai thác bến xe theo các quy định của nhà nước.

3 (1)
Những con đường đẹp của Gia Lai ngày hôm nay

Tuy nhiên với tổng chiều dài đường bộ Gia Lai lớn, kết cấu phức tạp, được sự quan tâm của Trung ương và địa phương, những năm qua hạ tầng giao thông đường bộ Gia Lai được chú trọng đầu tư bằng rất nhiều nguồn vốn, nhưng vẫn chưa tương xứng. Toàn tỉnh Gia Lai hiện nay vẫn còn hơn 53% tổng chiều dài đường bộ có kết cấu mặt đường là đường đất. Theo Quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông vận tải tỉnh Gia lai đến năm 2020 được phê duyệt tại Quyết định số 39/2011/QĐ-UBND ngày 28/12/2011 của UBND tỉnh, trong giai đoạn từ 2010 đến 2020, QL19 sẽ đạt tiêu chuẩn thiế kế đường cấp III (miền núi và đồng bằng), QL 14C đạt cấp IV (MN), QL25 đạt cấp III (MN và ĐB). Hệ thống đường tỉnh, ngoài trừ một số tuyến đã được đâu tư hoàn chỉnh đúng theo quy hoạch như ĐT 661, 664 thì vẫn còn nhiều tuyến như ĐT 662B, 663, 665, 666… cần được đầu tư hoàn chỉnh.

Như vậy, trước mắt ngành Giao thông vận tải Gia Lai vẫn cần nguồn vốn không nhỏ để đầu tư nâng cấp các tuyến đườn theo đúng Quy hoạch đã đề ra. Để khắc phục ngay những hạn chế này phải cần nguồn vốn lớn. Trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Gia Lai có một số công trình hạ tầng giao thông được đầu tư bằng nguồn vốn vay ưu đãi từ: Ngân hàng thế giới (WB); Ngân hàng Châu Á (ADB); Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC)… tuy nhiên số vốn vay còn hạn chế, nên chưa đáp ứng được nhu cầu. Nhằm xây dựng mạng lưới giao thông thuận lợi để phục vụ đi lại của người dân, cũng như phát triển kinh tế-xã hội trong thới gian tới, trên cơ sở quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông vận tải tỉnh Gia Lai đến năm 2020 đã được phê duyệt, tỉnh Gia Lai sẽ thực hiện kêu gọi đầu tư các gói thầu dưới nhiều hình thức khác nhau như: BOT, BT, BTO…

P/V: Thưa ông! Quy hoạch phát triển ngành giao thông Gia Lai trong tương lai sẽ có điểm nhấn và sự bứt phá đổi mới như thế nào?

* Thứ nhất về kết cấu hạ tầng giao thông: Xây dựng tuyến đường cao tốc Quy Nhơn- PleiKu – Cửa khẩu Lệ Thanh với tổng chiều dài 160Km, quy mô 4 làn xe; Tuyến cao tốc Đường Hồ Chí Minh Kon Tum – đoạn qua tỉnh Gia Lai với chiều dài 97Km quy mô 4 làn xe; các tuyến Quốc lộ 14, 19, 25 được nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III (đồng bằng và miền núi); Đường tỉnh, đường liên huyện đến năm 2020 nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi…

4 (2)

Giao thông không bị đứt quãng, cô lập bởi những cơn lũ rừng sau những chiếc cầu treo được xây dựng vững chắc lối liền đôi bời sông, suối.

* Thứ hai về phương tiện vận tải: Đến năm 2020 tổng sô phương tiện vận tải hàng hóa đạt trên 44.000 xe, phương tiện vận tải hành khách đạt trên 7.000 xe, đáp ứng khối lượng vận chuyển hàng hóa đạt 33 triệu tấn/năm, khối lượng vận chuyển hành khách đạt trên 15 triệu HK/năm. Hệ thống bến xe đến năm 2020 đạt tối thiểu 26 bến xe tại trung tâm các huyện, thị xã, riêng thành phố Pleiku có 03 bến xe khách và 01 bến xe bus. Những dự án trên hoàn thành sẽ là điểm nhấn về kết cấu hạ tầng phối hợp đồng bộ với số lượng phương tiện và dịch vụ hỗ trợ vận tải, góp phần nâng cao năng lực, đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa cho nhân dân.

P/V: Trên thực tế hiện nay, xin ông cho biết những giải pháp tăng cường kết nối, nâng cao hiệu quả và phát triển hài hòa các phương thức vận tải. Đồng thời khai thác hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông hiện có?

Gia Lai là một tỉnh miền núi, với địa hình đồi núi, nhiều đèo dốc quanh co, vì vậy ở địa phương tồn tại và phát triển hai phương thức vận tải, đó là vận tải bằng đường bộ và đường hàng không, trong đó vận tải bằng đường bộ chiếm tỷ trọng lớn, gần 98% sản lượng. Với đặc điểm điều kiện địa lý, nên cùng với đó là hệ thống mạng lưới đường bộ phát triển mạnh, hệ thống đường tỉnh, đường huyện được xây dựng khá hoàn chỉnh, kết nối các trung tâm hành chính, khu dân cư trong tỉnh với nhau, hệ thống đường quốc lộ kết nối Gia Lai với các tỉnh duyên hải miền trung, Nam Trung bộ và Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh, góp phần thúc đẩy việc lưu thông hàng hóa, nhu cầu đi lại của người dân, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tuy nhiên, trong tương lai để vận tải bằng đường bộ có thể cạnh tranh với các phương thức vận tải khác, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh cần tiếp tục được hoàn thiện, nhằm rút ngắn khoảng cách từ nơi sản xuât đến nơi tiêu thụ sản phẩm, giúp hạ giá thành hàng hóa.

Trước mắt, trong thời gian đến Sở Giao thông vận tải tham mưu UBND tỉnh kiến nghị Bộ Giao thông vận tải quy hoạch và nâng cấp Đường tỉnh 670, Đường tỉnh 668, đường nối xã Đăk Pling (huyện Kông Chro – tỉnh Gia Lai) với huyện Đồng Xuân (Phú Yên) thành quốc lộ. Tất cả các hệ thống hạ tầng giao thông này đều có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Gia Lai và hiện đang được Trung ương và địa phương đầu tư xây dựng.

Có thể nói, vận tải đường bộ giữ vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hoạt động vận tải đường bộ luôn ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm, dịch vụ đời sống người dân. Để tăng cường kết nối, nâng cao hiệu quả và phát triển hài hòa các phương thức vận tải, cũng như để khai thác hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông hiện có; trong thời gian qua, Sở đã triển khai nhiều giải pháp, xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động cụ thể để khai thác hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông và phát triển vận tải, trong đó trọng tâm thực hiện các giải pháp:

Tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh vận tải, dịch vụ vận tải, đổi mới phương tiện, công nghệ, trang thiết bị dịch vụ vận tải, ưu tiên phát triển vận tải container.

Tổ chức hợp lý các đầu mối vận tải, tại trung tâm tỉnh lỵ, các khu vực trọng điểm của tỉnh, phát triển các đầu mối gom hàng, vệ tinh. Đồng thời, thực hiện có hiệu quả việc tăng cường siết chặt quản lý hoạt động vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện. Bên cạnh đó, khuyến khích các đơn vị vận tải tăng quy mô doanh nghiệp vận tải, tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp để có đủ khả năng cung cấp dịch vụ vận tải, đẩy mạnh công tác xã hội hóa đầu tư xây dựng bến xe khách, bến xe hàng và các đầu mối gom.

Rà soát, thực hiện phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt, tạo sự liên thông, liên kết giữa các công trình đường bộ gồm: hệ thống đường quốc lộ, đường tỉnh, hệ thống bến xe, sân bay, các đầu mối thu gom, khu công nghiệp và phân phối hàng hóa tại các đô thị, các trung tâm sản xuất để gom các khối lượng hàng hóa nhỏ lẻ cần vận chuyển đường dài, từ đó hình thành các tuyến chính vận tải hàng hóa. Như cửa Khẩu quốc tế Lệ Thanh đi cảng Quy Nhơn; các nông trường cao su đi các cửa khẩu phía Bắc, TP HCM,….

Xây dựng quy hoạch phát triển vận tải khách bằng xe buýt, vận tải khách bằng xe taxi, nhằm tạo sự liên kết hài hòa giữa vận tải khách nội tỉnh, liên tỉnh, xe buýt, xe taxi và vận tải hàng không trên địa bàn tỉnh. Bám sát và xây dựng nâng cấp các công trình giao thông tuân thủ theo quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch vùng; chú trọng tăng cường công tác quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông, bảo đảm giao thông thông suốt.

P/v:  Xin chân thành cảm ơn ông.

Ý kiến của bạn

Bình luận