Để nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông cho học sinh, sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã có văn bản yêu cầu tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông (ATGT) đầu năm học 2020-2021. Thực hiện theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Quảng Ninh cũng đang từng bước đưa việc giáo dục pháp luật về ATGT vào trong các cấp học.
Hà Nam là địa phương đầu tiên trên cả nước được chọn triển khai Dự án “Đi tới trường an toàn - Về đến nhà an toàn” từ năm 2013. Mục tiêu của dự án là giảm tử vong và thương tích do TNGT đường bộ liên quan đến học sinh thông qua việc triển khai mô hình các tuyến đường an toàn tại các trường học, đặc biệt là chú ý đến công tác giáo dục, tuyên truyền để nâng cao nhận thức, kiến thức về ATGT cho học sinh, giáo viên và phụ huynh.
Trong những năm qua, giáo dục ATGT trong nhà trường là vấn đề luôn được quan tâm đặc biệt. Mặc dù, Bộ Giáo dục và Đào tạo luôn đổi mới hình thức, nội dung giáo dục nhưng tình trạng học sinh, sinh viên vi phạm giao thông, tử vong vì TNGT vẫn còn diễn ra rất phức tạp. Vậy giải pháp nào có thể khắc phục được vấn đề này?
Với tốc độ di chuyển nhanh chóng, ô tô, xe máy đã trở thành phương tiện cá nhân không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, ở hầu hết các quốc gia, sự phát triển của chúng luôn kéo theo hệ quả là sự gia tăng số vụ TNGT, thế nhưng điều này lại không xảy ra ở Nhật Bản.
Ý kiến phản biệnChiều 24/9, Ủy ban ATGT Quốc gia, Bộ Giáo dục- Đào tạo và Công ty Honda Việt Nam đã cùng ký kết biên bản thỏa thuận “Chương trình phối hợp triển khai giáo dục ATGT trong trường học giai đoạn 2015 – 2018”
Hoạt động Ban ATGTNăm học mới 2015 - 2016, các trường học sẽ được chủ động đổi mới phương pháp giảng dạy về ATGT trong các chương trình học, bên cạnh những tiết chính khóa, nội dung ATGT sẽ được lồng ghép vào các hoạt động ngoại khóa.