Khẩn trương sửa chữa hệ thống ATGT trên các tuyến quốc lộ

Tác giả: Trần Kim

saosaosaosaosao
Pháp luật giao thông 14/02/2017 16:23

Tổng cục ĐBVN yêu cầu các Cục QLĐB, Cục Quản lý xây dựng đường bộ, Sở GTVT quản lý quốc lộ, các Ban QLDA khẩn trương thực hiện việc sửa chữa hệ thống ATGT trong công tác bảo trì quốc lộ.

71-0540
Sửa chữa, bảo trì trên QL

Theo đó, đối với các dự án sửa chữa định kỳ đã được phê duyệt dự án, đang triển khai: Rà soát lại dự án, nếu chưa có các hạng mục hoàn trả hoặc bổ sung hệ thống ATGT của dự án, nghiên cứu bổ sung các hạng mục này, cụ thể: Trường hợp còn dư kinh phí dự phòng, bổ sung ngay các hạng mục này vào dự án bằng nguồn kinh phí dự phòng của dự án; nếu sau khi đã bổ sung các hạng mục ATGT mà kinh phí dự phòng của dự án vẫn còn, các đơn vị nghiên cứu rà soát để sửa chữa hệ thống ATGT tại các đoạn tuyến lân cận. Trên cơ sở đó, tiến hành điều chỉnh dự án do mình được ủy quyền phê duyệt hoặc báo cáo Tổng cục ĐBVN xem xét phê duyệt theo thẩm quyền.

Trường hợp hết kinh phí dự phòng, báo cáo Tổng cục ĐBVN xem xét cho phép bổ sung, điều chỉnh dự án hoặc bổ sung dự án sửa chữa hệ thống ATGT trên toàn tuyến.

Đối với các dự án sửa chữa định kỳ chưa phê duyệt: Chỉ đạo tư vấn thiết kế khảo sát, bổ sung thiết kế đầy đủ các hạng mục ATGT trên tuyến vào dự án trước khi phê duyệt, kể cả điều chỉnh biển báo theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN41:2016/BNGTVT, sơn sửa cọc tiêu, biển báo, cột Km (nếu BDTX chưa có).

Rà soát toàn bộ lại hệ thống ATGT trên các quốc lộ được giao quản lý, đề xuất phương án sửa chữa khắc phục để đảm bảo an toàn giao thông theo quy định hiện hành, tập trung vào các nội dung chính như bổ sung sơn mới hoặc sơn lại vạch sơn tim đường bị mờ tại các đoạn tuyến mặt đường rộng trên 5,5m có mặt đường bê tông nhựa, láng nhựa còn tốt; nghiên cứu bổ sung vạch sơn biên, tiêu phản quang tại các đoạn đèo dốc quanh co, hay có sương mù

Bổ sung các biển báo còn thiếu, đặc biệt các biển cấm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn tại các nút giao chính trên tuyến, biển nguy hiểm. Đồng thời, khôi phục, nâng hệ thống hộ lan, cột tiêu, cột H, cột Km bị chìm, mất tác dụng do thực hiện các dự án sửa chữa tôn cao nền mặt đường nhưng không nâng các công trình này; đề xuất bổ sung các công trình này nếu cần thiết.

Trên cơ sở đó, các Cục QLĐB, Sở GTVT báo cáo Tổng cục ĐBVN xem xét để đưa vào kế hoạch bảo trì đường bộ. Đối với các đoạn tuyến chuẩn bị đầu tư sửa chữa định kỳ, Cục QLĐB, Sở GTVT phải rà soát đánh giá cả hệ thống ATGT để xin phép sửa chữa đồng bộ ngay khi xây dựng kế hoạch, tránh tình trạng chỉ tập trung sửa chữa, khôi phục mặt đường mà bỏ qua hệ thống ATGT gây tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT. 

Ý kiến của bạn

Bình luận