Thông tin được ông Lê Hoài Quốc, Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao (KCNC) TPHCM cho biết trong buổi làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBTƯ MTTQ) vào chiều 29/8.
Nhiều doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã đẩy năng suất lao động tại Khu CNC TPHCM lên cao |
Cho rằng đạt hiệu quả cao trên của mô hình KCNC, ông Quốc kiến nghị Bộ khoa học Công nghệ xây dựng cơ chế chính sách trọng đãi nhân tài, thu hút chuyên gia công nghệ cao về làm việc tại các KCNC.
Đánh giá cao việc sử dụng hiệu quả nhân lực của KCNC, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cho rằng: các sở, ban, ngành có liên quan cần tập trung tháo gỡ cho doanh nghiệp.
"Nếu các cơ cơ quan này không làm được thì thành phố phải làm. Cái nào khó khăn, cùng chúng tôi kiến nghị tới Chính phủ!”, ông Nhân nói.
Trên thực tế nâng cao năng suất lao động (NSLĐ) là hướng đi quan trọng, có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng bền vững, hội nhập và cạnh tranh.
Và con số về năng suất lao động tại KCNC TPHCM phần nào cho thấy hướng cải thiện năng suất lao động của Việt Nam.
Bởi trước đó NSLĐ chung của Việt Nam được xếp ở nhóm thấp nhất của chu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), NSLĐ của Việt Nam năm 2013 được xếp vào nhóm thấp nhất của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thấp hơn Singapore 15 lần, Nhật Bản 11 lần, Hàn Quốc 10 lần, Malaysia 5 lần, Thái Lan 2,5 lần.
Việt Nam là 1 trong 3 nước có năng suất lao động thấp nhất ASEAN, chỉ cao hơn Myanmar và Campuchia.
Từng xác định nguyên nhân của việc năng suất lao động Việt Nam thấp như vậy, ông Nguyễn Thiện Nhân phân tích: do tình trạng 88% doanh nghiệp có công nghệ trung bình và trung bình thấp là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến năng suất thấp. Để khắc phục tình trạng này phải tăng đầu tư thiết bị công nghệ ở hầu hết doanh nghiệp trong nước".
Trước đó các chuyên gia luôn xác định, đầu tư cho khoa học-công nghệ là điểm mấu chốt để nâng cao năng suất lao động.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.